Cơ cấu ngành kinh tế là nội dung cốt lõi của chiến lược phát triển kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế luôn trong quá trình vận động, phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường; theo trình độ của lực lượng sản xuất và nhu cầu xã hội; theo xu hướng phát triển của cả nước.
Cơ cấu ngành kinh tế vận động mang tính khách quan, nhưng con người có thể nhận thức, điều chỉnh và định hướng để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra theo đúng mục tiêu, lộ trình, bước đi đã được hoạch định, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế nói chung theo hướng phát triển bền vững.
Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian tới cần quán triệt một số nội dung sau:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đáp ứng yêu cầu không ngừng gia tăng về quy mô, chất lượng. Quan điểm này cần phải được quán triệt từ khâu quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành cho đến tổ chức thực hiện, tổng kết quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành phải đảm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực và làm gia tăng năng lực nội sinh từ chính quá trình huy động ngoại lực.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên tiềm năng lợi thế của ngành, từng nhóm ngành. Từ đó có thể nhân lên gấp bội tiềm năng, lợi thế của tỉnh; bảo đảm khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả tiềm năng, phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Huy động và sử dụng các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện tại mà không làm mất đi tiềm năng, lợi thế quốc gia. Trái lại phải luôn bản tồn, gìn giữ và phát triển tiềm năng và lợi thế riêng của đất nước; bảo đảm phát triển hiện tại không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thế hệ mai sau.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải đảm bảo tính ổn định, tạo nên sự cân đối, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, nhưng đảm bảo tạo ra nhiều việc làm ổn định; ổn định chính trị - xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh phải gắn chặt với xu hướng vận động và phát triển nền kinh tế quốc dân, gắn với nền kinh tế tri thức; đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm báo tính chủ động trong quá trình phát triển.