Thị trường và trình độ phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

Những năm gần đây nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định đã tác động khá mạnh đến thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Song, với sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương, sự nỗ lực của một số doanh nghiệp trong tỉnh nên đã tiếp cận được thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động xuất khẩu hàng năm đạt trên 45 triệu USD.

Một số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch tăng trưởng khá như: Dăm gỗ: 31,4 triệu USD, tăng 250%; Thuỷ hải sản: 6,25 triệu USD, tăng 20%; Nông sản các loại: 4,26 triệu USD, tăng 26%; Chè: 1,2 triệu USD, tăng 9%; Hàng dệt may: 0,62 triệu USD, tăng 24%; Vật liệu xây dựng: 4 triệu USD, tăng 25%; Gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn: 4,9 triệu USD, tăng 4,7 lần; xuất khẩu mặt hàng khoáng sản (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trước đây), nay ước chỉ đạt 5,04 triệu USD, giảm 17% với năm trước.

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ra thị trường các nước (không kể các doanh nghiệp xuất khẩu từ nội địa vào Khu kinh tế). Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng khá như: Công ty TNHH nguyên liệu giấy Việt Nhật - Vũng áng, Công ty trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha; Công ty TNHH Tân Trường Phát; Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh; Công ty TNHH Hoàng Anh; Công ty TNHH TM và Dịch vụ Vận tải Viết Hải; Công ty CP XNK Thuỷ sản Hà Tĩnh, Công ty CP XK Thuỷ sản Nam Hà Tĩnh; Công ty CP XNK Hà Tĩnh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mặc dù trong năm 2009 có kim ngạch khá, nhưng năm nay không có hoạt động xuất khẩu như: Công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Hà Tĩnh (Sơn PenMax), Công ty CP TM Lý Thanh Sắc…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)