Ngành nông lâm ngư nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 69)

Trong chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Hà Tĩnh đã đặt vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt lẫn chăn nôi, nghề rừng, nghề biển và chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm hướng về thị trường trong nước, vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

Lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp sử dụng 61,3% lao động của Hà Tĩnh, nhưng chỉ đóng góp 33,7% GDP cho tỉnh (2010). Các hoạt động chính trong lĩnh vực này bao gồm trồng lúa, cây ăn quả và cây trồng khác; đánh bắt và nuôi tôm; chăn nuôi súc vật, lâm nghiệp đặc biệt là sản xuất gỗ. Nông nghiệp và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tập trung nhiều hơn ở các huyện trung tâm và duyên hải của tỉnh. Trong khi đó, các huyện phía Tây hoạt động chủ yếu là lâm nghiệp với việc trồng một số cây ăn quả đặc sản và chăn nuôi gia súc.

Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đạt được những thành quả cao cụ thể năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.582,61 tỷ đồng chiếm 82,38% giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản, đến năm 2008 đạt 6.337,63 tỷ đồng chiếm 86,07% và đến năm 2010 đạt 7.603,83 tỷ đồng chiếm 84,64%. Có thể nói giá trị sản xuất nông nghiệp tăng về số lượng và tỷ trọng qua các năm.

Bảng 2.12. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp theo giá thực tế Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng số (tỷ đồng) 4.349,03 4.940,29 7.363,53 8.215,27 8.984,25 Nông nghiệp 3.582,61 4.045,18 6.337,63 7.001,34 7.603,83 Lâm nghiệp 252,75 286,89 295,1 345,16 364,35 Thuỷ sản 513,67 608,22 730,8 868,77 1.016,07 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 82,38 81,88 86,07 85,22 84,64 Lâm nghiệp 5,81 5,81 4,01 4,20 4,06 Thuỷ sản 11,81 12,31 9,92 10,58 11,31

Nguồn:Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Ngành lâm nghiệp biến động không lớn cụ thể năm 2006 giá trị sản xuất đạt 252,75 tỷ đồng chiếm 5,81% thì đến năm 2010 đạt 364,35 tỷ đồng chiếm 4,06% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản.

Hình 2.2. Bản đồ các hoạt động nông, lâm và thuỷ sản

Ngành thuỷ sản năm 2006 đạt 513,67 tỷ đồng chiếm 11,81% tăng lên 1.016,07 tỷ đồng chiếm 11,31%.

Để đánh giá cụ thể ngành nông lâm thuỷ sản ta đi xem xét cụ thể từng ngành:

a. Ngành nông nghiệp

Đây là ngành chiếm vị trí quan trọng của khu vực I, sự tăng giảm của ngành này, không những ảnh hưởng đến khu vực I mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

Bảng 2.13. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá thực tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Trồng trọt 2.401,07 2.524,52 4.139,79 4.323,99 4.690,35 Chăn nuôi 1.073,76 1.393,78 2.064,55 2.533,93 2.765,10 Dịch vụ 107,78 126,87 133,29 143,43 148,37

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Trong nội bộ ngành nông nghiệp giá trị sản xuất các nhóm ngành tăng qua các năm, ngành trồng trọt tăng từ 2.401,07 tỷ đồng năm 2006 lên 4.690,35 tỷ đồng năm 2010; ngành chăn nuôi tăng từ 1.073,76 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 2.765 tỷ đồng năm 2010; ngành dịch vụ nông nghiệp tăng nhưng không đáng kể từ 107,78 tỷ đồng năm 2006 lên 148,37 tỷ đồng năm 2010. Qua đây có thể nhận thấy giá trị xây dựng ngành nông nghiệp tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu có giảm.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giá thực tế

Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch rất tích cực, năm 2006 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 67,02%, giảm xuống 65,32 năm 2008 và còn 61,68%

năm 2010; Bên cạnh đó ngành chăn nuôi tăng đều từ 29,97 năm 2006 lên 32,58 năm 2008 và đạt 36,36 năm 2010 có được điều này là do ngành chăn nôi phát triển đa dạng và phong phú. Ở một số địa phương chăn nuôi phát triển theo quy mô lớn, hình thành một số trang trại chăn nuôi theo hình thức mới; Dịch vụ trong nông nghiệp như làm đất, dịch vụ thuỷ lợi... đã phát triển khá nhanh, tạo nên tính năng động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng đóng góp ngày một giảm dần, nguyên nhân do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp.

- Cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt

Trong những năm gần đây ngành trồng trọt của Hà Tĩnh biến động không lớn, giá trị sản xuất cây lương thực năm 2006 là 52,62% giảm xuống còn 48,66% năm 2010 có nguyên nhân này là trong những năm qua một số diện tích đất trồng lúa hai vụ được chuyển sang đất công nghiệp. Cây rau đậu có sự chuyển dịch không lớn lắm, trong khi đó cây ăn quả trong những năm qua có sự tăng từ 10,32% năm 2006 lên 14,75%

Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Lương thực 52,62 46,84 53,12 51,20 48,66

Rau đậu 9 8 8,4 8,93 10,43

Cây công nghiệp hàng năm 13,2 16,1 15,24 14,42 13,26 Cây công nghiệp lâu năm 0,48 0,56 0,47 1,33 2,11 Cây ăn quả 10,32 13,20 12,07 13,31 14,75

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi không phải là thế mạnh của Hà Tĩnh bởi một nguyên nhân là do khí hậu không ưu đãi cho việc chăn nuôi. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vẫn tăng, năm 2006 giá trị sản xuất nhóm ngành gia

cũng tăng từ 134,71 tỷ đồng năm 2006 lên 428,2 tỷ đồng năm 2010; nhóm ngành chăn nuôi khác tăng từ 364,49 tỷ đồng năm 2006 lên 761,22 tỷ đồng năm 2010.

Bảng 2.15. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Gia súc 574,56 771,04 1.085,52 1.411,57 1.575,68 Gia cầm 134,71 187,69 385,9 418,94 428,2 Chăn nuôi khác 364,49 435,05 593,13 703,42 761,22

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Tuy giá trị ngành chăn nuôi tăng qua các năm nhưng cơ cấu của các nhóm ngành trong những năm gần đây vẫn không có sự biến động nhiều.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế

Cụ thể năm 2006 cơ cấu nhóm ngành gia súc tăng từ 53,51% năm 2006 lên 56,98% năm 2010; nhóm ngành gia cầm tăng từ 12,55% năm 2006 lên 15,49% năm 2010; nhóm ngành chăn nuôi khác giảm từ 33,95% năm 2006 xuống còn 27,53% năm 2010.

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ

Dịch vụ cho nông nghiệp là một vấn đề được Nhà nước quan tâm vê cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm đưa ngành dịch vụ nông nghiệp lên một vị trí quan trọng. nhóm ngành ngày trong những năm qua đạt

được những thành tựu như là dịch vụ trong sản xuất tăng từ 107,78 tỷ đồng năm 2006 lên 148,37 tỷ đồng năm 2010.

b. Ngành lâm nghiệp

Trong giá trị sản xuất khu vực I thì ngành lâm nghiệp có giá trị khiêm tốn về quy mô. Trong những năm qua công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được tỉnh chú ý. Thực hiện các dự án trong chương trình 327, chương trình 135 của nhà nước.

Bảng 2.16. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 252,75 286,89 295,1 345,16 364,35 Trồng và nuôi rừng 34,39 34,66 36,34 36,93 36,06 Khai thác lâm sản 174,08 201,62 206,49 252,46 268,32 Dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp khác 44,29 50,61 52,30 55,77 59,97

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Trong những năm qua giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng không nhiều, năm 2006 giá trị sản xuất đạt 252,75 tỷ đồng và đạt 364,35 tỷ đồng vào năm 2010.

Bảng 2.17. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế

Đơn vị tính: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng và nuôi rừng 13,6 12,08 12,31 10,70 9,9 Khai thác lâm sản 68,88 70,28 69,97 73,14 73,64 Dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp khác 17,52 17,64 17,72 16,16 16,46

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

- Ngành trồng và nuôi rừng: Tập trung khôi phục và phát triển rừng, phong trào trồng cây phân tán được đẩy mạnh ở nhiều nơi như khu vực dân cư và trên các trục đường giao thông. Công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được quan tâm chỉ đạo, việc giao khoán rừng cho các hộ dân nhờ đó mà hạn chế được các hiện tượng

chặt phá rừng. Tuy nhiên công tác trồng và chăm sóc rừng vẫn chưa đáp ứng được với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về rừng năm 2006 đạt 34,39 tỷ đồng chiếm 13,6% trong tổng cơ cấu sản xuất ngành lâm nghiệp, đến năm 2008 đạt 36,34 tỷ đồng chiếm 12,31% ngành lâm nghiệp và con số này là 36,06 tỷ đồng chiếm 9,9 năm 2010.

Qua đây có thể thấy rằng ngành trồng và nuôi rừng ở Hà Tĩnh trong những năm qua được đầu tư chưa cao về mặt số lượng, mặt khác cơ cấu có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc công tác trồng rừng chưa được quan tâm đúng mức.

- Khai thác lâm sản: Giá trị sản xuất ngành lâm sản chiếm phần lớn giá trị sản xuất lâm nghiệp và tốc độ có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 174,08 tỷ đồng chiếm 68,88%, năm 2008 đạt 206,49 tỷ đồng chiếm 69,97% và con số này đạt 268,32 tỷ đồng chiếm 73,64.

- Dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp khác trong những năm qua phát triển tương đối ổn định năm 2006 đạt 44,29 tỷ đồng chiếm 17,52% và năm 2010 đạt 59,97 tỷ đồng chiếm 16,46%.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cho thấy là giá trị sản xuất ngành trồng rừng chiếm một phần rất nhỏ ngược lại ngành khai thác lâm sản chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành.

c. Ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đạt được kết quả tốt, thể hiện trong cơ cấu sản xuất khu vực I.

Cụ thể năm 2006 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 513,67 tỷ đồng đến năm 2008 đạt 730,80 tỷ đồng và năm 2010 là 1.016,07 tỷ đồng. Trong đó, ngành khai thác và nuôi trồng đóng một vị trí quan trọng trong ngành thuỷ sản, dịch vụ thuỷ sản vai trò còn chưa cao.

Bảng 2.18. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 513,67 608,22 730,80 868,77 1.016,07 Khai thác 246,92 319,89 397,72 482,66 605,61 Nuôi trồng 243,77 260,99 304,03 353,04 373,27 Dịch vụ 22,98 27,35 29,05 33,07 37,19

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

- Khai thác: Giá trị sản xuất ngành khai thác đạt được những thành quả cao như năm 2006 là 246,92 tỷ đồng chiếm 48,07% tổng giá trị ngành thuỷ sản, đến năm 2008 giá trị khai thác là 397,72 tỷ đồng chiếm 54,42% và đạt 605,61 tỷ đồng chiếm 59,60%. Qua đây có thể thấy rằng khai thác thuỷ sản tỉnh có những chuyển biến tốt về quy mô lẫn cơ cấu trong ngành thuỷ sản.

Bảng 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Khai thác 48,07 52,59 54,42 55,56 59,60 Nuôi trồng 47,46 42,91 41,60 40,64 36,74 Dịch vụ 4,47 4,5 3,98 3,8 3,66

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

- Nuôi trồng: Giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng qua các năm tuy nhiên cơ cấu có xu hướng giảm cụ thể. Năm 2006 giá trị khai thác đạt 243,77 tỷ đồng chiếm 47,46% giá trị ngành thuỷ sản, năm 2008 đạt 397,72 tỷ đồng nhưng cơ cấu giảm còn 40,46% và đến năm 2010 đạt 373,27 tỷ đồng chiếm 36,74%.

- Dịch vụ trong ngành thuỷ sản trong những năm gần đây của tỉnh Hà Tĩnh biến động không lớn về cả giá trị lẫn tỷ trọng từ 4,47% năm 2006 giảm xuống còn 3,66% năm 2010.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)