Ngoài hai lĩnh vực sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp nêu trên, tập hợp các ngành phi sản xuất vật chất còn lại bao hàm trong khối các ngành dịch vụ. Khối ngành này bao gồm những ngành gọi là "dịch vụ trung gian": thông tin, vận tải, trung gian tài chính, dịch vụ thương mại và những ngành "dịch vụ thoả mãn nhu cầu cuối cùng": du lịch và đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ về môi trường. Thực tế cho thấy rằng khu vực dịch vụ là khu vực có tỷ trọng ngày càng gia tăng, nhất là khi nền kinh tế đã đạt đến một mức độ công nghiệp hoá nhất định, khi đó con người có mức thu nhập cao hơn và nảy sinh các nhu cầu về các dịch vụ mới hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, trong thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đã vượt xa tốc độ
tăng trưởng của ngành sản xuất công nghiệp. Có hai yếu tố quan trọng mang tính thời đại tác động đến khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế hiện nay là:
Quá trình toàn cầu hoá ngày càng mở rộng và với tốc độ nhanh chóng, kéo theo sự hoà nhập của các nước phát triển cũng như đang phát triển vào dòng chảy thương mại và sản xuất quốc tế. Điều này làm nảy sinh các dịch vụ hỗ trợ như du lịch, tư vấn, nghiên cứu, khách sạn, hàng ăn...
Bảng 2.23. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số (tỷ đồng) 3.523,31 4.571,60 5.631,11 6.751,01 8.523,99
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân
751,28 1.049,30 1.383,57 1.855,90 2.700,00
Khách sạn nhà hàng 159,71 305,81 430,28 631,27 662,84 Vận tải, kho bãi và
thông tin liên lạc 626,35 788,53 969,62 1.191,39 1.679,25 Tài chính, tín dụng 100,57 126,73 135,34 209,85 216,39 Khoa học công nghệ 9,34 12,76 13,84 12,53 17,29 Kinh doanh tài sản
và dịch vụ 394,18 410,61 442,36 601,69 650,00 Quản lý nhà nước và
An ninh quốc phòng 584,99 677,25 771,93 784,90 1.007,94 Giáo dục đào tạo 614,70 816,79 1.074,20 1.019,50 1.083,56 Y tế 235,98 268,57 272,99 278,73 328,61 Văn hoá, thể thao 36,13 51,64 64,60 50,80 62,60 Hoạt động Đảng
đoàn thể, phục vụ cá
nhân… 10,08 63,61 72,38 114,45 115,51
Nguồn: Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010
Cách mạng tin học và sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc khiến sự phát triển kinh tế đến được những vùng sâu và xa, khiến việc quản lý cũng chuyển đổi theo chiều sâu hơn và đời sống của nhân dân ở những khu vực này cũng thay đổi theo, như vậy các dịch vụ cũng có cơ hội phát triển cả ở các vùng sâu, vùng xa chứ không chỉ tập trung riêng ở khu vực thành thị.
Trong những năm gần đây giá trị sản xuất tăng qua các năm cụ thể, năm 2006 đạt 3.523,31 tỷ đồng, năm 2008 đạt 5.631,11 tỷ đồng và năm 2010 đạt 8.523,99 tỷ đồng.
Các ngành tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế khu vực III hiện nay là: Bảng 2.24. Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân
21,32 22,95 24,57 27,49 31,68 Khách sạn nhà hàng 4,53 6,69 7,64 9,35 7,78 Vận tải, kho bãi và thông tin
liên lạc 17,78 17,25 17,22 17,65 19,70 Tài chính, tín dụng 2,85 2,77 2,40 3,11 2,54 Khoa học công nghệ 0,27 0,28 0,25 0,19 0,20 Kinh doanh tài sản và dịch
vụ 11,19 8,98 7,86 8,91 7,63
Quản lý nhà nước và An
ninh quốc phòng 16,60 14,81 13,71 11,63 11,82 Giáo dục đào tạo 17,45 17,87 19,08 15,10 12,71
Y tế 6,70 5,87 4,85 4,13 3,86
Văn hoá, thể thao 1,03 1,13 1,15 0,75 0,73 Hoạt động Đảng đoàn thể,
phục vụ cá nhân… 0,29 1,39 1,29 1,70 1,36
Nguồn: Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010
Qua bảng số liệu cho ta thấy trong những năm gần đây cơ cấu giá trị ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ; mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân tăng qua các năm cụ thể là năm 2006 ngành này đóng góp 21,32% đến năm 2008 đạt 24,57% và đến năm 2010 đạt 31,68%.
+ Ngành Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc trong những năm qua chiếm một tỷ trọng khá cao trong giá trị sản xuất khu vực III, năm 2006 đạt 17,78%, năm 2008 đạt 17,22% và đến năm 2010 cơ cấu này đạt 19,7%.
+ Ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng trong những năm gần đây tỷ lệ có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2006 chiếm 16,6%, đến năm 2008 giảm xuống 11,63% và năm 2010 chỉ còn 11,82%. Có thể nhận thấy rằng trong
những năm qua giá trị sản xuất của ngành này giảm do nhiều nguyên nhân như cơ cấu tăng ngành này chưa theo kịp các ngành khác dẫn đến cơ cấu giảm dần.
+ Ngành Giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây cũng giảm về cơ cấu trong khu vực III năm 2006 chiếm 17,45% đến năm 2008 tăng lên 19,08% thì đến năm 2010 cơ cấu này còn 12,71%.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM TIẾP THEO