Thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong quá trình phát triển và chuyển dịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 80 - 82)

cơ cấu kinh tế ngành

Hà Tĩnh là tỉnh đang trong quá trình phát triển, sự phát triển của Hà Tĩnh có mối liên quan chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực và cả nước nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Do vậy trong quá trình phát triển cần đánh giá được những thuận lợi và khó khăn.

a. Thuận lợi

- Tình hình kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục phát triển, các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước ngày càng phù hợp đang đi vào cuộc sống, tạo động lực cho các ngành, các địa phương phát triển.

- Tiềm năng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp; công nghiệp nặng và chế biến vẫn còn lợi thế so sánh của tỉnh trong những năm trước mắt và đến năm 2015.

- Kết quả xây dựng cơ cấu hạ tầng KT-XH và năng lực sản xuất mới trong công nghiệp và dịch vụ vừa được đầu tư phát triển, sẽ được phát huy sử dụng trong những năm sắp tới.

- Chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh đó có tác động tích cực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển; năng lực, trình độ sản xuất của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có bước tăng lên, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư có sự chuyển

dịch bước đầu, tiềm năng các nguồn nội lực cho sự phát triển nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp nặng và chế biến; dịch vụ vẫn cũng là lợi thế của tỉnh.

- Mặt bằng dân trí và trình độ nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng lên, tác động của tình hình chung về khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh là những nhân tố thuận lợi để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b. Khó khăn

- Kết cấu hạ tầng còn chưa được đồng bộ mới đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế ở một mức độ vừa phải mà chưa tạo ra được sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

- Mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao, nên khả năng huy động vốn trong dân cho đầu tư phát triển rất còn hạn chế.

- Môi trường Kinh doanh và Đầu tư ở mức trung bình chủ yếu là do mức độ hoạt động kinh doanh còn thấp ở tỉnh. Các doanh nghiệp vẫn gặp phải tình trạng khó tiếp cận tín dụng, người lao động thiếu kỹ năng kinh doanh và chưa được đào tạo để hoạt động hiệu quả nhất. Thị trường tài chính địa phương có quy mô nhỏ làm hạn chế nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và yêu cầu ký quỹ để vay nợ cao.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ tay nghề còn ở mức độ vừa phải, năng lực cạnh tranh kém chưa đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thời tiết, giá cả, chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn nhiều khó khăn, nhất là ở cơ sở, chưa gắn được với đầu tư hạ tầng và cơ sở chế biến phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa đạt yêu cầu, nhiều ngành, nghề có thế mạnh về nguyên liệu nhưng phát triển chậm, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Một số ngành phát triển nhưng chưa vững chắc do chi phí sản xuất còn ở mức cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường.

- Khoa học và Công nghệ của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng với yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển KT-XH, chưa giải đáp kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn cũng như yêu cầu của sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)