Đẩy mạnh sự hình thành và phát triển thị trường; coi trọng thị trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 101)

trong nước, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Có thể nhận thấy rằng, thị trường là nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cả hai mặt phương diện: Một mặt thị trường thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để tìm kiếm lợi nhuận; mặt khác, thị trường thông qua quy luật cạnh tranh và các quy luật khác cùng với các phạm trù kinh tế thị trường thúc đẩy doanh nghiệp tìm nơi đầu tư có lợi đã thực hiện việc điều tiết, phân phối các yếu tố của quá trình tái sản xuất giữa các ngành kinh tế. Điều quan trọng cần xem xét là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua tác động của cơ chế thị trường là kết quả chuyển dịch thực hiện trong thời gian dài, có khi trải qua hàng chục năm. Để rút ngắn thời gian này Hà Tĩnh cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ cho thị trường phát triển như:

Tăng cường tuyên truyền giáo dục làm thay đổi nhận thức sâu sắc về phát triển kinh tế thị trường trong mọi tầng lớp dân cư, trong mọi tổ chức và trong các doanh nghiệp.

Khuyến khích mạnh mẽ phát triển các thành phần kinh tế, giải quyết thoả đáng vấn đề sở hữu, đặc biệt là quyền sở hữu đất đai. Đẩy mạnh việc thực hiện Luật doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên cơ sở luật pháp minh bạch.

Cần tạo điều kiện để hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường cho quá trình phát triển. Thực hiện quy hoạch lại và mở thêm hệ thống siêu thị, chợ gắn liền với việc lưu chuyển hàng hoá nhanh hơn.

Đầy nhanh hội nhập kinh tế, nắm bắt thông tin để vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, vừa phát huy sức mạnh, lợi thế phát triển ngành, vừa ngăn chặn quá trình dịch chuyển các ngành kinh tế có công nghệ lạc hậu, tạo ra giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi trường của các nước trong khu vực và thế giới sang Việt Nam.

Chú trọng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ngay trong quá trình huy động các nguồn vốn nước ngoài, như: ODA, FDI... vào phát triển các ngành kinh tế. Khai thác hiệu quả nguồn lực vật chất và phi vật chất của các vùng miền. Bảo đảm phát triển cân đối trong thu hút vốn ngoài nước vào phát triển gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

Về nguyên tắc, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có diễn ra một cách nhanh chóng và bền vững hay không sẽ phụ thuộc trước hết vào những giải pháp cơ bản, lâu dài của một mô hình công nghiệp hoá tổng quát. Vì vậy, những vấn đề chính yếu nhất trực tiếp liên quan tới các giải pháp cơ bản, mang tính chiến lược cần phải giải quyết là trong điều kiện của kinh tế thị trường, CNH không phải là một quá trình đơn nhất, mà là có sự liên kết với các tỉnh trong khu vực, quốc gia và trên thế giới trong đó.

- Tăng cường hợp tác với vùng Bắc Trung Bộ: Hiện giờ có một số địa điểm có lợi cho Hà Tĩnh và một số tỉnh khác trong vùng Bắc Trung Bộ để điều phối các nỗ lực này trên cơ sở thống nhất và liên tục. Do vậy, cần thành lập một Ban điều phối chung liên ngành đối với vùng bắc Trung Bộ với thành phần là lãnh đạo và đại diện của các sở quan trọng của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Mục đích của ban này là (a) điều phối và chia sẻ kiến thức và thông tin về phát triển các cụm ngành bổ sung (nông nghiệp, chế biến nông sản, đánh bắt cá và thuỷ sản, sắt thép, may mặc, vận tải và hậu cần, ví dụ như việc sử dụng sân bay Vinh và cảng Vũng Áng- Sơn Dương, xây dựng, giáo dục và đào tạo), (b) phối hợp theo dõi và giám sát, bao gồm liên lạc với

cơ quan Trung ương để thực hiện các cơ sở hạ tầng quan trọng (đường quốc lộ, đường sắt), (c) chia sẻ kiến thức và bài học kinh nghiệm về cải thiện môi trường kinh doanh và thủ tục đầu tư, (d) thực hiện hiệu quả các chiến dịch để thu hút đầu tư vào vùng và (e) điều phối các nỗ lực quản lý tác động thiên tai và lũ lụt, cũng như các hoạt động hưởng ứng đối với việc bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Hơn thế nữa, Hà Tĩnh sẽ cần đảm bảo xây dựng và thực hiện các chính sách, quyết định một cách đơn giản cho vùng ven biển Bắc Trung Bộ phù hợp với quan tâm của các cơ quan chính quyền ở miền Trung. Hoạt động này bao gồm thực hiện các kế hoạch tiểu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ trong năm 2020 cũng như các kế hoạch liên quan khác cho vùng ven biển Nam Trung Bộ.

- Tăng cường hợp tác tại cấp quốc gia: Hà Tĩnh sẽ liên lạc với các Bộ, ngành Trung ương tại tất cả các lĩnh vực, tập trung vào (a) xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các cụm ngành chính và các ngành liên quan tổ công tác cụm ngành đề xuất liên lạc với các Bộ trung ương và các bên liên quan khác ở cấp Trung ương để đảm bảo các kế hoạch của Hà Tĩnh phù hợp với kế hoạch cấp quốc gia, (b) tiến hành cải cách hành chính cũng như các sáng kiến của Chính phủ (Chính phủ điện tử), (c) phát triển quan hệ và thương mại với Lào và Đông Thái Lan và (d) các chương trình của Chính phủ sử dụng ngân sách của các nhà tài trợ và cơ quan viện trợ.

- Tăng cường hợp tác tại cấp quốc tế: Hà Tĩnh sẽ xây dựng các quy trình chính thống để điều phối và thúc đẩy việc xây dựng thương mại và hỗ trợ sự lưu thông hàng hoá và hành khách từ Lào và Đông Thái Lan. Thành lập một ban phối hợp đầu tư và thương mại chung gồm các đại biểu đến từ Trung ương, Hà Tĩnh (đặc biệt là vùng kinh tế Vũng Áng và Cao Treo) và một số tỉnh có liên quan tiếp giáp với Lào, Lào và Đông Thái Lan sẽ làm việc trên cơ sở thường xuyên để đơn giản hoá quy trình, điều phối việc phát triển các cơ sở hạ tầng then chốt và thúc đẩy đầu tư, thương mại xuyên biên giới. Sở ngoại giao sẽ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này và phối hợp với các sở, ngành liên quan.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 101)