Vốn đầu tư phân theo cấp quản lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng.

Bảng 2.1. Vốn đầu tư theo cấp quản lý

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng số (tỷ đồng) 2.889,65 3.611,01 5.680,78 8.903,76 11.474,55 Trung ương 353,06 507,72 612,67 1.236,99 1.425,98 Địa phương 2.536,58 3.103,29 5.068,1 7.666,77 10.048,58 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Trung ương 12,22 14,06 10,79 13,89 12,43 Địa phương 87,78 85,94 89,21 86,11 87,57

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Trong những năm qua nguồn vốn đầu tư tại Hà Tĩnh ngày một nhiều tuy nhiên cơ cấu đầu tư trung ương quản lý có cơ cấu không thay đổi nhiều qua các năm. Năm 2006 vốn do trung ương đầu tư là 353,06 tỷ đồng chiếm 12,22% tổng vốn đầu tư, đến năm 2008 đạt 612,67 tỷ đồng chiếm 14,06% và năm 2010 lượng vốn đầu tư đạt 1.425,98 tỷ đồng chiếm cơ cấu là 12,43.

Qua đây có thể nhận thấy rằng lượng vốn đầu tư vào Hà Tĩnh trong những năm gần đây tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên lượng vốn do Trung ương quản lý chiếm một cơ cấu nhỏ so với địa phương quản lý. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì khối ngoài nhà nước ngày đóng vai trò quan trọng trong đầu tư, xây dựng và phát triển kinh tế Hà Tĩnh.

2.1.3. Lao động

Với dân số trẻ trên 52,6% trong độ tuổi lao động, trong đó có trên 20% đã qua đào tạo; số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động. Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.

Bảng 2.2. Dân số và lao động Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1. Dân số (người) 1.243.567 1.238.953 1.233.957 1.226.360 1.227.673 Nam 617.512 615.221 592.380 606.354 606.979 Nữ 626.055 623.732 641.577 620.006 620.694 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nam 49,66 49,66 48,01 49,44 49,49 Nữ 50,34 50,34 51,99 50,56 50,51 3. Lao động (người) 618.850 652.722 675.168 643.928 638.752 Nam 310.472 324.846 336.008 317.022 314.210 Nữ 308.378 327.876 339.160 326.906 324.542

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Hà Tĩnh hiện có 01 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng, 03 trường Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề. Trên cơ sở xã hội hoá đầu tư cho công tác đào tạo, Hà Tĩnh đã thu hút được các nhà đầu tư để nâng cấp và xây mới các cơ sở đào tạo với các trang thiết bị thực hành hiện đại. Nhờ vậy, hằng năm khoảng trên 2.500 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.

Chất lượng các cơ sở đào tạo được nâng lên, phần lớn học sinh qua đào tạo ở các trường có uy tín của Tỉnh sau khi tốt nghiệp tìm hoặc tạo được việc làm, được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đánh giá bảo đảm năng lực và trình độ.

Trong những năm qua đã có nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư tại Hà Tĩnh. Ngoài vấn đề vốn, công nghệ, cơ chế chính sách, yếu tố nhân lực là động lực thu hút đầu tư. Do đó Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phù hợp với cơ cấu ngành nghề, phục vụ các dự án công nghiệp của tỉnh.

Với lực lượng lao động này có thể nhận thấy được trong những tới chuyển dịch cơ cấu ngành là thuận lợi vì: Lao động có tay nghề và chuyên môn đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; khi lao động được đào tạo sẽ có sự cạnh tranh trong sử dụng lao động dẫn đến tạo ra thị trường lao động sôi động.

2.1.4. Tiến bộ công nghệ

Trong những năm qua cùng với cả nước khoa học công nghệ Hà Tĩnh có những bước tiến đáng kể, từ năm 2006 đến 2010 đã thực hiện 113 đề tài, dự án. Trong đó, có 16 dự án cấp nhà nước và cấp Bộ, 97 đề tài, dự án cấp tỉnh về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục, y tế, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vv. Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung và các ngành, lĩnh vực của tỉnh; góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài và chuyển giao trong nước. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong một số ngành được nâng lên đáng kể như viễn thông, truyền thông, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin. Đặc biệt trong ngành trồng trọt, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đưa vào sản xuất các giống lúa có năng suất và chất lượng cao như HT1, HT6, HT9, PC6 v.v… Vụ đông xuân 2010 - 2011, năng suất lúa đạt trên 50 tạ/ha, đồng thời giá lúa cũng bán được khá cao. Bên cạnh đó nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà các loại giống mới du nhập vào đều thích nghi và phát huy hiệu quả, đưa lại giá trị cao trên đơn vị diện tích như: dưa hấu ở Thạch Môn, đạt từ 90 đến 100 triệu đồng/ha/vụ; bí xanh và đậu cô ve ở Thạch Bình đạt 80 đến 100 triệu đồng/ha/vụ; cà rốt và khoai tây ở Thạch Hạ, Thạch Hưng và Thạch Bình đạt xấp xỉ 100 triệu đồng/ha/vụ; hoa đào, hoa ly và các loại hoa khác ở Thạch Quý, Thạch Môn đạt trên 120 triệu đồng/ha/vụ...

Hoạt động khoa học công nghệ từ năm 2006 - 2010 là 56.630 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho nghiên cứu triển khai: 29.280 triệu đồng (chiếm gần 51,7%); đầu tư tăng cường cho các hoạt động QLNN về KH&CN: 10.241 triệu đồng; đầu tư cơ sở vật chất 5.827 triệu đồng; đầu tư cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: 6.582 triệu đồng. Kinh phí đầu tư phát triển KHCN: 4.700 triệu. Đến nay toàn tỉnh có 28 cơ sở nghiên cứu triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&CN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)