Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 96)

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững về kinh tế, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch đến trước năm 2020, Hà Tĩnh sẽ cần huy động nguồn vốn trong 10 năm tới từ Chính phủ (bao gồm ODA) và doanh nghiệp. Tổng đầu tư cần có gấp gần 10-12 lần tổng đầu tư cho giai đoạn 2001-2010 và tương đương với 449 nghìn tỉ đồng. Các khoản đầu tư này sẽ được triển khai để phát triển và nâng cấp cả hệ thống cơ sở hạ tầng và tài nguyên kinh tế. Tiếp theo là các khuyến nghị chính để huy động hiệu quả nguồn vốn từ chính phủ và doanh nghiệp:

- Huy động vốn từ nguồn chính phủ: Mục tiêu huy động 21 nghìn tỉ đồng trong giai đoạn 2011-2015 và 21nghìn tỉ cho giai đoạn 2016-2020.

+ Đầu tư bằng ngân sách trung ương: Ngân sách trung ương sẽ đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Hà Tĩnh cần phối hợp với các Bộ ngành ở Trung ương để thực hiện các dự án trọng điểm sử dụng ngân sách của Trung ương trong các lĩnh vực như làm đường cao tốc quốc gia (nâng cấp Quốc lộ 1A, hoàn thành quốc lộ 8, xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam Đông và kết nối tuyến đường ven biển Hà Tĩnh với đường cao tốc ven biển quốc gia ), đường sắt (nâng cấp mạng lưới đường sắt hiện có, phê duyệt việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam).

+ Để đáp ứng yêu cầu về kinh phí của Trung ương, Hà Tĩnh nên tập trung vào ba lĩnh vực then chốt sau. Đầu tiên, tỉnh phải đảm bảo các nhu cầu của mình được phản ánh rõ ràng lên Trung ương. Thứ hai, cần phải chú trọng đến việc quản lý hiệu quả của các dự án do Trung ương tài trợ. Cuối cùng, cần phải báo cáo kết quả thực hiện các dự án này lên Trung ương để chứng minh tính hiệu quả và do đó thuyết phục được Trung ương đầu tư vào các ưu tiên của Hà Tĩnh.

+ Đầu tư thông qua ngân sách chính quyền địa phương: Hà Tĩnh chủ yếu là một tỉnh nông nghiệp với GDP nông nghiệp chiếm khoảng 37% tổng GDP và trên 60% việc làm của tỉnh. Do đó, đóng góp của tỉnh vào nguồn thu ngân sách đã bị tồn đọng từ 15-20% trong vòng 5 năm qua với khoản trợ cấp của Trung ương chiếm 50- 70% ngân sách hàng năm còn lại. Do đó, khả năng xin tài trợ từ ngân sách nhà nước là hạn chế. Tuy nhiên, bởi vì doanh thu của tỉnh và GDP sẽ tăng trưởng trong 10 năm tới, Hà Tĩnh sẽ có thể đóng góp nhiều hơn đối với kinh phí đầu tư của Nhà nước. Việc quản lý một cách hiệu quả nguồn kinh phí nhà nước đối với các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm sẽ là rất quan trọng. Đặc biệt, Hà Tĩnh nên tập trung cải thiện hệ thống đường giao thông nông thôn tỉnh, xây dựng tuyến tỉnh lộ Đông-Tây , nâng cấp mạng lưới điện, nâng cấp bệnh viện tỉnh và bệnh viện huyện trọng điểm (như Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh), thuỷ lợi, cấp nước, quản lý chất thải (xây dựng 5 nhà máy xử lý chất thải, vệ sinh bãi đổ chất thải) và tăng cường mạng lưới viễn thông.

Hà Tĩnh cũng nên tìm hiểu các mô hình đầu tư như BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BTO (Xây dựng - Chuyển giao-Kinh doanh) và xem đây là các cơ chế quan trọng để khuyến khích các khoản đầu tư từ các doanh nghiệp nhằm phát triển hạ tầng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

+ Các khoản đầu tư thông qua các đối tác phát triển: Đầu tư thông qua nguồn vốn ODA sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng năng lực và đào tạo nghề. Hà Tĩnh cần tiếp tục hợp tác tích cực với các nhà tài trợ hiện có để xác định các cơ hội đầu tư phù hợp với mục tiêu và ưu tiên của mình. Đặc biệt, Hà Tĩnh cần tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đối tác ODA và các tổ chức phi chính phủ để phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nước, quản lý chất thải, giảm nghèo, vệ sinh, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, giáo dục nghề nghiệp, điện khí hoá nông thôn và y tế. Trong số này, phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giáo dục nghề nghiệp và xoá đói giảm nghèo cần được coi là ưu tiên của tỉnh.

- Gây vốn thông qua doanh nghiệp (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước): Đặt mục tiêu thu hút được 161 nghìn tỉ đồng đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 và 267 nghìn tỉ đồng trong giai đoạn 2016-2020. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các ngành tăng trưởng chính của nền kinh tế của Hà Tĩnh là một yếu tố quan trọng. Theo dự đoán FDI và đầu tư doanh nghiệp trong nước sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các cụm ngành. Để đảm bảo rằng Hà Tĩnh đáp ứng được các mục tiêu đầu tư để phát triển các cụm ngành này, cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Tạo ra một môi trường đầu tư mạnh mẽ dựa trên các hành động của địa phương, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của tỉnh và do đó làm cho tỉnh trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.

+ Thực hiện chiến dịch xúc tiến đầu tư để xác định và hướng đến các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước để thu hút một làn sóng đầu tư mới từ các nước và các tỉnh khác ở Việt Nam

+ Theo thời gian, xây dựng thương hiệu Hà Tĩnh như một điểm đến năng động, thân thiện đối với các hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại then chốt trong và ngoài nước.

+ Huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ gia đình để đầu tư trong các lĩnh vực như chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ cho các cụm ngành được đề xuất, phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng (như nhà hàng và rạp chiếu phim) và các doanh nghiệp quy mô nhỏ khác.

+ Thực hiện các chương trình hiện có để giúp các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ chế vay tín dụng thuận lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho phép họ xây dựng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình

- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, bảo đảm cho nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, với quy mô, tốc độ và xu hướng đã được hoạch định trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững, trước tiên cần phải phát triển hệ thống tài chính đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trước mắt cần:

+ Đổi mới toàn diện, sâu sắc và hoàn thiện bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính. Không ngừng nâng cao tiềm lực tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư. Bảo đảm cho nền kinh tế có năng lực nội sinh thực hiện hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

+ Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng mở, lành mạnh và tích cực.

Tăng tỷ trọng thu ngân sách, chủ yếu thông qua thuế trực thu và thuế gián thu. Giảm tỷ trọng thuế gián thu tạo nên tính ổn định, bền vững trong thu ngân sách nhà nước.

Tăng chi và tập trung chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, gắn kết với chi phúc lợi xã hội, giảm bớt chi thường xuyên, nhất là chi vào những lĩnh vực không trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế.

+ Cơ cấu lại vốn đầu tư và vốn đầu tư phát triển. Trước hết cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư phải nhằm phát huy tối đa nguồn lực trong nước, tận dụng mọi nguồn ngân quỹ.

Nâng cao tiềm lực tài chính doanh nghiệp và tài chính trong dân cư, tăng cường nguồn lực thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 96)