Cơ cấu tổ chức tại BIDV Nam Gia Lai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing đối với dich vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 54 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Nam Gia Lai

a. Mô hình tổ chức

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý của BIDV Nam Gia Lai b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Cơ cấu tổ chức của BIDV Gia Lai (nhƣ sơ đồ 2.1), gồm có Ban giám đốc bao gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. Giữa các phó giám đốc có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và có sự hỗ trợ nhau thực hiện các công việc của Chi nhánh. Mỗi phó giám đốc đƣợc phân công quản lý một số phòng ban cụ thể và chịu trách nhiệm về các công việc của các phòng ban này.

Chức năng cụ thể của từng phòng ban nhƣ sau :

Khối trực tiếp kinh doanh : Bao gồm các Phòng Khách hàng là các

Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân, Các Phòng giao dịch nhƣ : Phòng Giao dịch Pleiku, Phòng Giao dịch Đức Cơ, Phòng giao

dịch Thành Công, Phòng Giao dịch Chƣ Sê.

• Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ toàn bộ các nghiệp vụ cho vay và huy động vốn gồm ngắn, trung, dài hạn để đầu tƣ các dự án, chƣơng trình phát triển đối với khách hàng là doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số khách hàng doanh nghiệp khác thuộc các ngành kinh tế giao thông, công nghiệp, xây dựng thƣơng mại, điện, dịch vụ, du lịch ...

• Phòng Khách hàng Cá nhân: Phục vụ khách hàng là tƣ nhân, hộ gia đình, các nhu cầu tiêu dùng cá nhân ...

• Các Phòng giao dịch Pleiku, Thành Công, Chƣ Sê, Đức cơ : Là các đơn vị trực tiếp thực hiện phục vụ khách hàng tại một phân vùng nhất định nhƣ Khu vực Trung Tâm Thƣơng Mại Thành Phố Pleiku hoặc các huyện Chƣ Sê, Đức Cơ.

Các Phòng chức năng và tác nghiệp : bao gồm các phòng Quản trị tín

dụng, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Tài chính- Kế toán, Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng Giao dịch Khách hàng và Phòng Quản lý dịch vụ Ngân quỹ

• Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp giải ngân cho khách hàng theo yêu cầu của phòng quan hệ khách hàng, theo dõi quá tình cho vay, thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ gốc, lãi vay ... cho đến khi tất toán hợp đồng tín dụng đối với mỗi khách hàng.

• Phòng giao dịch khách hàng : Trực tiếp thực hiện các giao dịch đối với khách hàng theo đề nghị của khách hàng và các Phòng Quan hệ khách hàng.

• Phòng Kế toán-Tài chính: Trực tiếp quản lý thu chi tài chính, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh theo qui định của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam.

độ bảo hiểm, quản lý lao động. Đầu mối đề xuất, tham mƣu với giám đốc Chi nhánh và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng (quản lý con dấu, văn thƣ, in ấn, lƣu trữ, bảo mật ...). Trực tiếp mua sắm, quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh về mặt hiện vật, phối hợp với phòng tài chính kế toán trong việc quản lý tài sản bảo đảm.

• Phòng Kế hoạch-Tổng hơp: Thực hiện nhiệm vụ định hƣớng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. Xây dựng và đánh giá hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh theo kế hoạch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam giao. Trong đó, bộ phận marketing tại BIDV Nam Gia Lai trực thuộc Phòng Kế hoạch-Tổng hợp thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm và chủ yếu là triển khai các chƣơng trình hoạt đông marketing từ Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam chỉ đạo. Thực hiện triển khai các kế hoạch cũng nhƣ xác định biên độ giao động các lãi suất, phí, các chƣơng trình truyền thông theo các chính sách của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam theo từng thời kỳ.

• Phòng quản lý rủi ro: Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của nhà nƣớc và các quy trình nghiệp vụ liên quan (quy trình thẩm định, cho vay và quản lý tín dụng ...), các yêu cầu nghiệp vụ về quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh, đánh giá tài sản bảo đảm nợ (tính pháp lý, giá trị), có ý kiến độc lập (đồng ý hoặc không đồng ý hoặc đƣa ra các điều kiện) về quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay cho khách hàng. Giám sát đánh giá chất lƣợng tín dụng, quản lý các khoản nợ xấu (phát hiện, phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp quản lý, phƣơng án xử lý, trình xử lý và đôn đốc thu hồi sau xử lý). Ngoài ra còn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo chƣơng trình. Giám sát và kiểm tra trực tiếp việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình ISO trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing đối với dich vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)