Phân loại thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh hải dương (Trang 25 - 27)

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn tiêu chí phân loại có nhiều cách phân loại thất nghiệp khác nhau:

1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất thất nghiệp

Thất nghiệp tự nhiên: Đây là loại thất nghiệp mà nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng có. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp ma sát (tình trạng thất nghiệp do NLĐ thay đổi việc làm) và thất nghiệp cơ cấu nhƣng không bao gồm thất nghiệp chu kỳ.

Thất nghiệp cơ cấu: Tình trạng thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu, khi đó một số ngƣời không có khả năng tìm kiếm việc làm do thiếu các kỹ năng mà thị trƣờng lao động cần có. Đây là dạng thất nghiệp xảy ra khi NLĐ và NSDLĐ không tìm đƣợc nhau vì những lý do khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, thị trƣờng lao động hoạt động không hiệu quả. Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ có những ngành nghề thu hút nhiều lao động nhƣng cũng có những ngành nghề bị thu hẹp sản xuất nên dƣ thừa lao động. Thất nghiệp cơ cấu thể hiện rõ nhất giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế mỗi quốc gia.

Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các vùng, miền, thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Loại này khá phổ biến và diễn ra thƣờng xuyên. Thất nghiệp tạm thời còn đƣợc gọi là thất nghiệp bề mặt.

Thất nghiệp chu kỳ: Loại thất nghiệp này xảy ra do mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nó còn đƣợc gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu, gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và vì thế mang tính quy luật. Thất nghiệp chu kỳ có hai dạng: (i) Thất nghiệp chu kỳ cao xuất hiện trong thời kỳ suy thoái kinh tế và (ii) Thất nghiệp chu kỳ thấp xuất hiện khi phát triển kinh tế mở rộng.

Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ SXKD của một số ngành, nghề chỉ diễn ra và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định trong năm. Loại này xảy ra phổ biến trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp hay các công việc chịu ảnh hƣởng, tác động của thời tiết theo mùa.

Thất nghiệp công nghệ: Xảy ra khi áp dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào SXKD làm cho NLĐ trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra. Thất nghiệp công nghệ đƣợc coi là một phần của khái niệm rộng hơn là thất nghiệp cơ cấu.

1.1.2.2. Căn cứ theo lý do, ý chí của người lao động

Trong nền KTTT, lao động ở các nhóm ngành nghề, doanh nghiệp đƣợc trả tiền công lao động khác nhau. Việc đi làm hay nghỉ là quyền của mỗi ngƣời. Ngƣời lao động có sự so sánh và tự do lựa chọn chỗ nào lƣơng cao, điều kiện làm việc tốt thì làm và ngƣợc lại chỗ nào lƣơng thấp, điều kiện làm việc không phù hợp thì nghỉ vì thế xảy ra hiện tƣợng:

Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó, NLĐ không muốn làm việc hoặc do công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn, điều kiện làm việc không thuận lợi, không có khả năng phát triển nghề nghiệp nên NLĐ nghỉ việc mặc dù họ vẫn có nhu cầu lao động.

Thất nghiệp không tự nguyện: Ngƣời lao động có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức tiền công nào đó nhƣng vẫn không đƣợc làm việc do không thỏa thuận đƣợc với NSDLĐ hoặc không có ngƣời sử dụng. Loại thất nghiệp này thƣờng xảy ra do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu trong thị trƣờng lao động.

1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ thất nghiệp

Thất nghiệp toàn phần: Ngƣời lao động hoàn toàn không có việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dƣới 08 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm việc thêm.

Thất nghiệp bán phần: Ngƣời lao động vẫn có việc làm, nhƣng khối lƣợng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 03 đến 04 giờ trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.

Việc phân loại thất nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, căn cứ vào mỗi loại hình thất nghiệp khác nhau cần có những chính sách hỗ trợ việc làm khác nhau để hỗ trợ NLĐ. Ví dụ nhƣ đối với thất nghiệp tạm thời, cần hỗ trợ NLĐ thông qua hình thức giúp đỡ họ tìm kiếm việc làm, cung cấp thông tin về việc làm, hỗ trợ thu nhập thông qua trợ cấp BHTN. Đối với thất nghiệp cơ cấu có thể thực hiện các chƣơng

trình đào tạo lại lực lƣợng lao động bị dôi ra, hỗ trợ NLĐ chuyển đến những vùng có việc làm hoặc tạo ra đòn bẩy tài chính để khuyến khích các ngành đang tăng trƣởng hoặc ngành mới chuyển đến những khu vực bị ảnh hƣởng bởi ở đó tập trung nhiều ngành đang bị suy thoái. Đối với thất nghiệp theo chu kỳ thì biện pháp giải quyết tốt nhất là thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách tài khóa mở rộng hoặc chính sách tiền tệ mở rộng để khuyến khích tăng trƣởng kinh tế. NLĐ thất nghiệp theo chu kỳ cần đƣợc hỗ trợ thu nhập với thời hạn dài hơn các loại hình thất nghiệp khác, ít nhất là dài hơn khoảng thời gian mà chế độ BHTN thông thƣờng cho phép. Trƣờng hợp thất nghiệp bán phần, theo mùa vụ sẽ hạn chế bằng cách hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, phát triển nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh hải dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)