- Hoàn thiện quy trình thực hiện BHTN thống nhất theo hƣớng đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm.
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ của Trung tâm DVVL để hỗ trợ cho NLĐ thất nghiệp, bao gồm: Quy trình thu thập, xử lý, cung cấp, dự báo thông tin thị trƣờng lao động; quy trình giới thiệu, cung ứng lao động; quy trình hỗ trợ, tƣ vấn cho NLĐ và NSDLĐ; quy trình hỗ trợ NSDLĐ nhằm tránh sa thải, cắt giảm hoặc thu hút thêm lao động.
- Tổ chức khảo sát, điều tra về nhu cầu học nghề của NLĐ thất nghiệp để xây dựng danh mục nghề phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phƣơng. Mở thêm một số ngành đào tạo mới thay thế những ngành đào tạo mà nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh đã bão hòa. Xây dựng mô hình tổ chức tƣ vấn học nghề, hỗ trợ học nghề hiệu quả ngay từ khi NLĐ thất nghiệp tới Trung tâm DVVL, hỗ trợ gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho NLĐ thất nghiệp.
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHTN theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả. Hệ thống thực hiện BHTN phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện (BHXH, Trung tâm DVVL), chủ động phát huy giá trị cốt lõi của chính sách BHTN là công cụ quản trị thị trƣờng lao động thông qua việc tƣ vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm; gắn kết giữa giải quyết các chế độ cùng với việc chi trả BHTN trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện một mô hình thống nhất, liên thông trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí hợp lý số lƣợng văn phòng đại diện, điểm ủy thác trên từng địa bàn huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh để đảm bảo khoảng cách NLĐ phải di chuyển tối đa 50km. Bảo đảm tổ chức bộ máy đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và nhu cầu của NLĐ.
- Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại Trung tâm DVVL để có sự thống nhất, liên thông trong các hoạt động nghiệp vụ BHTN, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp đảm bảo nhân sự thực hiện chính sách BHTN đƣợc tuyển dụng có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về BHTN và các nghiệp vụ hỗ trợ khác cho đội ngũ nhân sự thực hiện chính sách.
- Xây dựng nội dung chƣơng trình và tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng theo hình thức tập trung và trực tuyến đảm bảo nhân sự thực hiện chính sách phải có chứng chỉ về BHTN. Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho nhân sự, công chức, viên chức đƣợc đào tạo về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc.
- Xây dựng tiêu chí và định kỳ tổ chức đánh giá, phân loại chất lƣợng về nhân sự thực hiện BHTN. Thực hiện các biện pháp để thu hút nhân sự có chất lƣợng cao và các chế độ sử dụng, đãi ngộ, khen thƣởng ... nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch quyền lợi phải gắn với trách nhiệm và sự cống hiến, tạo động lực cho nhân sự thực hiện chính sách.
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Rà soát, đánh giá, phân loại, điều chỉnh, sắp xếp cơ sở vật chất hiện có tại Trung tâm DVVL nhằm xác định nhu cầu đầu tƣ về cơ sở vật chất để đảm bảo việc tổ chức thực hiện BHTN chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch đầu tƣ về cơ sở vật chất trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo hƣớng hiện đại hóa cơ sở vật chất, cụ thể số lƣợng trang thiết bị cho từng bộ phận thực hiện nhiệm vụ BHTN. Tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất để đảm bảo nâng cao chất lƣợng thực hiện chính sách BHTN tại Trung tâm DVVL.
về công nghệ, kỹ thuật gắn kết với cải cách hành chính, phƣơng thức làm việc trong tổ chức thực hiện BHTN.
- Thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan QLNN về đầu tƣ, tài chính, thuế, lao động, cơ quan BHXH, NSDLĐ và NLĐ trong việc quản lý, thu thập, tổng hợp, lƣu trữ, cung cấp thông tin thị trƣờng lao động, quản lý đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ BHTN.
- Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm BHTN nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHTN; xây dựng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa Trung tâm DVVL với các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn về nhu cầu sử dụng lao động, tình hình biến động lao động.
- Xây dựng bộ danh mục thủ tục hành chính về BHTN nhằm cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở đẩy mạnh giao dịch điện tử về BHTN.
- Thực hiện số hóa hồ sơ hƣởng các chế độ BHTN, tăng cƣờng sử dụng file điện tử và chữ ký số trong tiếp nhận và giải quyết BHTN.
3.2.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực BHTN, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đọng, gian lận, trục lợi BHTN.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tƣợng thanh tra, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thi hành dứt điểm các trƣờng hợp nợ đóng quỹ BHTN và thu hồi TCTN còn tồn đọng.
- Tăng cƣờng hoạt động phối hợp rà soát, tự rà soát việc tham gia và hƣởng các chế độ BHTN của BHXH tỉnh và Trung tâm DVVL nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.
3.2.7. Đổi mới cơ chế tài chính chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN. Chuyển đổi Trung tâm DVVL thành đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN.
- Xây dựng và ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các dịch vụ cơ bản nhƣ: Tƣ vấn, giới thiệu việc làm; thông tin thị trƣờng lao động và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho NLĐ làm cơ sở để giao kinh phí quản lý BHTN nhƣng phải đảm bảo minh bạch, rõ ràng, dựa trên nguyên tắc hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Trung tâm DVVL để phân bổ kinh phí quản lý hoạt động sự nghiệp về BHTN.
- Xây dựng cơ chế tiền lƣơng cho nhân sự thực hiện BHTN minh bạch, rõ ràng trên nguyên tắc hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm thu hút ngƣời có năng lực và tâm huyết vào làm việc tại Trung tâm DVVL.
- Quỹ BHTN đảm bảo chi phí cho mọi hoạt động tổ chức thực hiện BHTN của Trung tâm DVVL. Các hoạt động khác của Trung tâm DVVL do cơ quan QLNN giao đƣợc đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ. Xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng hiệu quả quỹ BHTN để chi cho mọi hoạt động liên quan đến chính sách BHTN và các hoạt động hỗ trợ NLĐ quay trở lại thị trƣờng lao động, theo đó, ngoài các nhiệm vụ về BHTN, quỹ BHTN phải đảm bảo cho hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trƣờng lao động.
- Đẩy mạnh cơ chế tự chủ và tăng cƣờng phân cấp kinh phí thực hiện BHTN cho Trung tâm DVVL để chủ động tổ chức thực hiện BHTN nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm. Từng bƣớc giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên và giảm dần việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm 2013 theo hƣớng xây dựng chính sách BHTN thành chính sách bảo hiểm việc làm, trong đó tập trung vào các biện pháp
phòng ngừa thất nghiệp, bảo vệ vị trí việc làm cho NLĐ và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chính sách BHTN nhƣ sau:
+ Ngành BHXH thực hiện thu BHTN.
+ Ngành lao động thực hiện tiếp nhận, giải quyết hƣởng BHTN và chi BHTN. - Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục nghề nghiệp theo hƣớng tăng cƣờng hiệu quả hoạt động đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề đối với NLĐ thất nghiệp.
- Sửa đổi, bổ sung các nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Việc làm 2013 về BHTN theo hƣớng:
+ Giao Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống Trung tâm DVVL theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, thực hiện một mô hình thống nhất, liên thông toàn quốc. Bộ máy thực hiện chính sách đƣợc sắp xếp theo hƣớng thu gọn đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế; đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, chủ động phát huy giá trị cốt lõi của chính sách BHTN thông qua hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm; gắn kết giữa giải quyết các chế độ cùng với việc chi trả BHTN trong triển khai thực hiện chính sách; chi phí cho việc thực hiện các chế độ BHTN lấy từ nguồn quỹ BHTN, không lấy từ ngân sách nhà nƣớc.
+ Hoàn thiện quy trình thu, tiếp nhận và giải quyết, chi trả BHTN. Giao Giám đốc Trung tâm DVVL ban hành các quyết định liên quan đến việc hƣởng, tạm dừng, chuyển hƣởng, chấm dứt, thu hồi TCTN, hỗ trợ học nghề cho NLĐ.
+ Cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện BHTN. Đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử giữa cơ quan thực hiện BHTN với NLĐ và NSDLĐ.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về thành lập và hoạt động của Trung tâm DVVL theo hƣớng tổ chức bộ máy của Trung tâm DVVL gồm có Ban giám đốc và 07 phòng: (1) Tƣ vấn ban đầu: Đón tiếp, nắm bắt khả năng, nhu cầu để tƣ vấn cho NLĐ; (2) Giới thiệu việc làm: Khai thác, cập nhật thông tin về tuyển dụng lao động, tƣ vấn việc làm, cung ứng lao động, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm; (3) Bảo hiểm thất nghiệp: Xử lý, thẩm định, xét duyệt hồ sơ và tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện BHTN;
(4) Thị trƣờng lao động: Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trƣờng lao động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề và BHTN; (5) Đào tạo nghề: Hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề; (6) Tổ chức hành chính: Tiếp đón NLĐ và NSDLĐ, lƣu trữ hồ sơ BHTN; (7) Tài chính - Kế toán: Xây dựng kế hoạch, quản lý hoạt động tài chính, kế toán của Trung tâm.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phát huy vai trò tự chủ của Trung tâm DVVL.
- Ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 2015 trong đó có hƣớng dẫn quy định về xử lý trách nhiệm hình sự, hƣớng dẫn quy trình, hồ sơ xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BHTN.
- Sửa đổi, bổ sung nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHTN theo hƣớng tăng cƣờng các chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN nhƣ trốn đóng, chậm đóng, gian lận, trục lợi BHTN cũng nhƣ giải quyết quyền lợi về BHTN đối với NLĐ trong trƣờng hợp NSDLĐ chậm đóng, nợ đóng BHTN.
3.3.1.2. Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Mở rộng đối tƣợng tham gia BHTN theo hƣớng tất cả NLĐ có QHLĐ đều thuộc đối tƣợng tham gia BHTN. Mặt khác, cần xem xét việc tham gia đối với NLĐ là ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, lao động trong khu vực phi chính thức.
3.3.1.3. Về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hỗ trợ để NSDLĐ dễ dàng tiếp cận hơn với chế độ hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.
- Bổ sung các quy định về hỗ trợ các kỹ năng mềm để NLĐ thất nghiệp có thể dễ dàng tìm đƣợc việc làm mới.
- Nâng mức hỗ trợ học nghề theo hƣớng nâng mức hỗ trợ học phí của khóa học nghề và bổ sung hỗ trợ tiền ăn ở, tiền đi lại trong quá trình NLĐ học nghề. Bổ sung các hình thức hỗ trợ theo cả khóa học nghề, hỗ trợ một phần khóa học, hỗ trợ để NLĐ tự liên hệ học nghề ...
- Bổ sung quy định về các trƣờng hợp nghỉ việc không đƣợc hƣởng BHTN (một số trƣờng hợp nghỉ việc chủ động, nghỉ việc do bị sa thải vì vi phạm kỷ luật lao động) nhằm hỗ trợ đúng những ngƣời bị thất nghiệp không do chủ ý.
- Bổ sung các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp duy trì việc làm cho NLĐ, phòng tránh thất nghiệp nhƣ: (i) Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển và sử dụng lao động độ tuổi trên 35 tuổi, lao động nữ, lao động là ngƣời tàn tật ...; (ii) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo nghề cho NLĐ tại doanh nghiệp để duy trì việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp do ảnh hƣởng bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (iii) Hỗ trợ về phúc lợi xã hội đối với doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều lao động nữ ...
- Bổ sung chính sách hỗ trợ NLĐ trong thời gian ngừng việc (hỗ trợ một phần tiền lƣơng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp).
3.3.2. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Sửa đổi Thông tƣ số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 và Quyết định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN thay thế Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 cho phù hợp hơn với thực tế nhƣ: Tăng mức hỗ trợ học nghề, quy định cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm thu hồi tiền hƣởng các chế độ BHTN.
- Sửa đổi cách tính mức hƣởng TCTN để hạn chế trục lợi BHTN. Đối với lao động hết tuổi lao động hoặc đủ điều kiện về hƣu có thể trích trả một phần đóng góp của NLĐ vào quỹ BHTN với mức trích trả 10% lƣơng bình quân để tính hƣởng hƣu trí cho mỗi năm đóng BHTN.
- Quy định thời điểm hƣởng TCTN là ngày 01 của tháng sau liền kề với tháng bị mất việc làm (01 tháng sau khi mất việc làm và không tìm đƣợc việc làm mới) hoặc ngày 01 tháng liền kề sau tháng nộp và hoàn thiện thủ tục hồ sơ hƣởng TCTN để thuận thiện cho việc quản lý chi trả và thống nhất với các chế độ thụ hƣởng khác thuộc hệ thống ASXH.