1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau về BHTN, theo Công ƣớc số 102 năm 1952 của ILO về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội thì BHTN là một biện pháp hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính cho NLĐ mất việc làm nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, cơ chế pháp lý này còn tạo dựng hệ thống các giải pháp nhƣ hỗ trợ tƣ vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề làm góp phần ổn định tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ bị mất việc làm có cơ hội tìm kiếm, thích ứng với công việc mới.
Dƣới góc độ kinh tế - xã hội, BHTN là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo ASXH. Quỹ BHTN do NLĐ và NSDLĐ đóng góp cùng với sự bảo hộ của nhà nƣớc đƣợc coi là khoản thay thế một phần thu nhập, giúp ổn định cuộc sống cho ngƣời thất nghiệp trong thời gian tìm việc làm mới.
Dƣới góc độ pháp lý, BHTN là tổng thể các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành nhằm bảo đảm xây dựng và sử dụng quỹ BHTN để hỗ trợ một phần tài chính cho NLĐ thất nghiệp sớm tìm đƣợc việc làm.
Ở Việt Nam, khái niệm BHTN xuất hiện lần đầu tiên trong Luật BHXH năm 2006. Theo đó, BHTN là sự bảo đảm, thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ trong trƣờng hợp bị mất việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm đồng thời có một số biện pháp để họ nhanh chóng quay trở lại với thị trƣờng lao động. Luật Việc làm năm 2013 đã hoàn thiện thêm khái niệm về BHTN. Theo Khoản 4, Điều 3 thì “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.
Nhƣ vậy, dù các cách tiếp cận có khác nhau nhƣng vẫn có điểm chung là bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của BHTN là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tƣ vấn, giới thiệu việc làm, sớm đƣa lao động thất nghiệp tìm đƣợc một việc làm mới thích hợp và ổn định. Giống nhƣ các loại hình BHXH khác, BHTN cũng dựa trên cơ chế có đóng góp BHTN thì mới đƣợc hƣởng TCTN. Điểm khác biệt của BHTN là ở chỗ, sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ chỉ trong trƣờng hợp NLĐ bị mất việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và không chỉ bù đắp một phần thu nhập mà còn chi trả cho hỗ trợ học nghề, tƣ vấn việc làm ... Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ trao cho NLĐ “con cá” mà còn cung cấp cho họ “cần câu” để họ tự xây dựng cuộc sống tƣơng lai.
Tóm lại, có thể hiểu BHTN nhƣ sau: Bảo hiểm thất nghiệp là một hình thức BHXH dựa trên sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và nhà nƣớc nhằm bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi mất việc làm, tạo điều kiện hỗ trợ NLĐ tìm đƣợc việc làm mới thông qua hoạt động tƣ vấn và giới thiệu việc làm hoặc đào tạo lại.
Nội hàm của khái niệm trên thể hiện BHTN là một hình thức của BHXH nên cơ chế đóng góp có sự tham gia của các bên trong QHLĐ và nhà nƣớc. Mục đích là bù đắp một phần thu nhập và hỗ trợ tƣ vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo, đào tạo lại cho NLĐ thất nghiệp. Nội dung chi trả BHTN bao gồm chi trả tài chính trực tiếp cho NLĐ và chi trả cho các dịch vụ giảm thiểu thất nghiệp nhƣ đào tạo, đào tạo lại và tƣ vấn giới thiệu việc làm.
1.2.1.2. Khái niệm chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Theo Nguyễn Hữu Hải (2014) thì chính sách là những chuẩn tắc cụ thể, để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đƣờng lối của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa. Theo James Aderson (1994) thì chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề. Một cách tổng quát, có thể hiểu chính sách là những ứng xử (hành động) có mục đích của chủ thể với những
vấn đề phát sinh, tồn tại trong quá trình vận động, phát triển xã hội nhằm đạt mục tiêu nhất định. Điều lƣu ý là chính sách phải là hành động, quyết định đã đƣợc lựa chọn thực hiện, không phải là một dự định.
Chính sách công là những quy định về ứng xử của nhà nƣớc với những hiện tƣợng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, đƣợc thể hiện dƣới những hình thức khác nhau một cách ổn định, nhằm đạt đƣợc mục tiêu định hƣớng. Chính sách công có đặc điểm: (i) Do nhà nƣớc ban hành; (ii) Tác động đến đời sống kinh tế - xã hội; (iii) Có mục tiêu ổn định và (iv) Phải chứa đựng cả mục tiêu và biện pháp chính trị và đặc biệt là phù hợp với đƣờng lối của đảng cầm quyền. Chính sách công là một loại công cụ mà các nhà nƣớc dùng để quản lý kinh tế - xã hội, chuyển tải ý chí của nhà nƣớc đối với các đối tƣợng quản lý, khuyến khích các hoạt động kinh tế - xã hội để mọi thành viên trong xã hội đều có thể tham gia đóng góp sức mình; kìm hãm, hạn chế mặt trái của nền KTTT, phát huy mặt tích cực, đem lại lợi ích công cộng, bảo đảm ASXH, nâng đỡ, tạo điều kiện cho từng cá nhân trong xã hội phát triển toàn diện về mọi mặt.
Bảo hiểm thất nghiệp trƣớc đây và hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới vẫn là một chế độ trong hệ thống các chế độ của BHXH. Vì vậy nó mang đầy đủ tính chất của BHXH đó là bù đắp một phần thu nhập bị mất của NLĐ thất nghiệp từ đó giúp ổn định cuộc sống cho họ và gia đình. Nguồn tài chính hỗ trợ đƣợc lấy từ quỹ BHTN đƣợc hình thành và hoạt động thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu đƣợc hƣởng trợ cấp của NLĐ mất việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ ngƣời thất nghiệp đƣợc chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm giúp họ nhanh chóng tìm đƣợc việc làm mới. Một số quốc gia nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada sử dụng tên gọi “Bảo hiểm việc làm” bởi chính sách họ xây dựng nhấn mạnh hơn đến sự quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ việc làm nhƣng các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và triển khai các chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn không thay đổi.
Nhƣ vậy, có thể hiểu chính sách BHTN là hệ thống các quy định của nhà nƣớc về sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và nhà nƣớc, về quyền lợi của NLĐ khi bị mất việc nhằm giúp họ có thể nhanh chóng tái gia nhập thị trƣờng lao động.