Nội dung của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh hải dương (Trang 33 - 40)

1.2.3.1. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Mục tiêu của một chính sách công nói chung là hƣớng tất cả các hoạt động vào việc thực hiện ý chí của chủ thể chính sách, làm cho chính sách đƣợc thực hiện theo mong muốn của nhà nƣớc, thỏa mãn đƣợc mong muốn của các đối tƣợng chính sách và xã hội. Mục tiêu là cái đích mà chính sách hƣớng tới. Đối với chính sách BHTN, mục tiêu của chính sách là bảo đảm ASXH, hỗ trợ cho NLĐ bị thất nghiệp các điều kiện cơ bản để họ nhanh chóng tái hòa nhập vào thị trƣờng lao động.

1.2.3.2. Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp cụ thể

Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích, chính sách BHTN bao gồm những nội dung cơ bản nhƣ: (i) Quy định về đóng BHTN; (ii) Quy định về chế độ mà NLĐ tham gia đƣợc hƣởng trong đó quy định rõ mức TCTN, thời gian đƣợc thụ hƣởng và các trƣờng hợp bị cắt, tạm dừng; (iii) Quy định về việc hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm...

a) Chính sách đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ BHTN thƣờng đƣợc hình thành từ ba nguồn đóng góp là NLĐ, NSDLĐ và nhà nƣớc. Ngƣời lao động là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng TCTN nên họ phải tham gia đóng góp. Ngƣời sử dụng lao động đóng góp quỹ BHTN bởi trong QHLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm về các rủi ro (trong đó có rủi ro thất nghiệp) xảy ra cho NLĐ mà họ đang sử dụng. Nhà nƣớc đóng góp cho quỹ BHTN bằng cách trích một phần tiền thuế theo tỷ lệ cố định tính trên khoản đóng góp của NSDLĐ và NLĐ

hoặc nhà nƣớc chỉ tham gia với tƣ cách bảo hộ cho quỹ khi phần đóng góp của NLĐ và NSDLĐ không đủ đáp ứng các chi phí hoặc dự trữ của quỹ bị ảnh hƣởng do các biến động về tiền tệ khi nhà nƣớc thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội. Ngƣời lao động và NSDLĐ có thể đóng quỹ BHTN theo một khoản cố định và hƣởng theo một khoản cố định hoặc đóng theo mức lƣơng và hƣởng theo mức lƣơng. Tỷ lệ đóng góp phải đƣợc tính toán phù hợp, bảo đảm không ảnh hƣởng đến cuộc sống NLĐ, đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp đồng thời không ảnh hƣởng đến ngân sách nhà nƣớc.

Theo Điều 14, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN đƣợc quy định nhƣ sau: (i) NLĐ đóng bằng 1% tiền lƣơng tháng; (ii) NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lƣơng tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN. Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ quỹ BHTN theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dƣ quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm trƣớc liền kề nhƣng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lƣơng tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN.

b) Chính sách trợ cấp thất nghiệp

- Điều kiện hƣởng trợ cấp thất nghiệp: Muốn đƣợc hƣởng TCTN, ngƣời thất nghiệp phải có đủ các điều kiện sau: (i) Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhƣng hiện tại không có việc làm; (ii) Có đăng ký tìm việc làm tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do nhà nƣớc quản lý; (iii) Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời gian quy định của thời kỳ dự bị; (iv) Trƣớc đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không bị mất việc vì kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp; (v) Có giấy chứng nhận mức lƣơng hay thu nhập trƣớc khi bị thất nghiệp.

Theo quy định của Điều 49, Luật Việc làm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ- CP của Chính phủ thì điều kiện để NLĐ thất nghiệp đƣợc hƣởng TCTN nhƣ sau:

+ Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trƣờng hợp NLĐ đơn phƣơng chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc NLĐ hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

+ Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trƣớc khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trƣờng hợp HĐLĐ có xác định và không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trƣớc khi chấm dứt HĐLĐ đối với trƣờng hợp ký HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dƣới 12 tháng.

+ Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hƣởng TCTN tại Trung tâm DVVL nơi NLĐ muốn nhận TCTN (Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc).

+ Chƣa tìm đƣợc việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hƣởng BHTN trừ các trƣờng hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; ra nƣớc ngoài định cƣ; đi lao động ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; chết.

- Mức hƣởng và thời gian hƣởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Mức hƣởng: Trợ cấp thất nghiệp đƣợc trả hàng tháng và bằng tiền mặt. Mức hƣởng TCTN là tỷ lệ phần trăm số tiền mà NLĐ thất nghiệp đƣợc quỹ BHTN chi trả dựa trên mức thu nhập của ngƣời đó trƣớc khi thất nghiệp. Có hai quan điểm xác định mức trợ cấp hợp lý cho ngƣời lao động bị thất nghiệp. Quan điểm thứ nhất cho rằng mức TCTN phải đem lại sự bảo vệ tối thiểu cho ngƣời lao động. Theo quan điểm này, mức TCTN phải bằng nhau cho mọi ngƣời có tham gia BHTN. Quan điểm thứ hai cho rằng mức TCTN phải đảm bảo mức sống gần với mức sống trƣớc khi thất nghiệp của từng loại đối tƣợng.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 50, Luật Việc làm và Điều 8, Thông tƣ số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ LĐTBXH thì mức TCTN hàng tháng đƣợc tính nhƣ sau:

Mức hƣởng TCTN hằng

tháng

=

Mức lƣơng bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trƣớc khi

thất nghiệp

x 60%

Mức hƣởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lƣơng cơ sở đối với ngƣời thực hiện chế độ tiền lƣơng do nhà nƣớc quy định hoặc không quá 05 lần mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời thực hiện chế độ tiền lƣơng do NSDLĐ quyết định.

+ Thời gian hƣởng trợ cấp thất nghiệp: Thời gian hƣởng TCTN dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN. Thời gian này càng dài càng tốt nếu quỹ còn khả năng chi trả và NLĐ còn nhu cầu cần giúp đỡ. Công ƣớc số 102 của ILO khuyến cáo TCTN có thể trả suốt thời gian NLĐ bị mất việc làm ngoài ý muốn và đôi khi trợ cấp này cũng có thể hạn chế. Đối với đối tƣợng hƣởng trợ cấp là ngƣời làm công ăn lƣơng, thời gian hƣởng trợ cấp có thể bị hạn chế trong khoảng 13 tuần trong từng thời kỳ 12 tháng.

Theo Khoản 7, Điều 18, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì thời gian hƣởng TCTN đƣợc tính theo số tháng đóng BHTN. Ngƣời lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì đƣợc hƣởng 03 tháng TCTN. Sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì đƣợc hƣởng thêm 01 tháng TCTN nhƣng tối đa không quá 12 tháng (Khoản 2, Điều 50, Luật Việc làm 2013). Thời điểm hƣởng TCTN đƣợc tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hƣởng TCTN (Khoản 1, Điều 46, Luật Việc làm 2013).

- Chuyển hƣởng trợ cấp thất nghiệp: Theo quy định tại Điều 22, Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì NLĐ đã hƣởng ít nhất 01 tháng TCTN theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hƣởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hƣởng TCTN gửi Trung tâm DVVL nơi đang hƣởng TCTN. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị của NLĐ, Trung tâm DVVL có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hƣởng TCTN cho NLĐ và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hƣởng TCTN cho Trung tâm DVVL nơi NLĐ chuyển đến để tiếp tục chi trả TCTN và thực hiện các chế độ với NLĐ theo quy định.

- Tạm dừng, chấm dứt hƣởng trợ cấp thất nghiệp: Ngƣời lao động sẽ bị tạm dừng hƣởng TCTN hàng tháng nếu không thông báo hàng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm (Điều 53, Luật Việc làm 2013) Việc đƣa ra quy định này để tránh tình trạng NLĐ đã có việc làm nhƣng lại không thông báo để trục lợi bảo hiểm. NLĐ sẽ tiếp tục đƣợc hƣởng TCTN các tháng tiếp theo nếu họ tiếp tục thực hiện thông báo và thời gian hƣởng TCTN của họ vẫn còn. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày NLĐ đến thông báo, Trung tâm DVVL trình Giám đốc Sở LĐTBXH quyết định về việc tiếp tục hƣởng TCTN (Điều 20, Nghị định 28/2015/NĐ-CP).

Theo Khoản 3, Điều 53, Luật Việc làm 2013 và Điều 21, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì NLĐ đang hƣởng TCTN bị chấm dứt hƣởng TCTN trong các trƣờng hợp: Hết thời hạn hƣởng TCTN theo quyết định hƣởng TCTN; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hƣởng lƣơng hƣu hằng tháng; sau 02 lần NLĐ từ chối việc làm do Trung tâm DVVL nơi đang hƣởng TCTN giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hƣởng TCTN, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm DVVL theo quy định; ra nƣớc ngoài để định cƣ, đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN; chết; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Việc quy định các trƣờng hợp chấm dứt hƣởng BHTN nhằm bảo đảm khả năng tài chính quỹ BHTN. Để tránh tình trạng cào bằng, Luật Việc làm 2013 đã bỏ quy định hƣởng TCTN một lần, chỉ cho bảo lƣu thời gian đã đóng BHTN trong một số trƣờng hợp nhất định. Trên thực tế, quy định hƣởng BHTN một lần thuận lợi cho việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ nhƣng lại xảy ra tình trạng NLĐ và NSDLĐ bắt tay nhau để trục lợi bảo hiểm.

c) Chính sách hỗ trợ học nghề

Ngƣời lao động tham gia BHTN đƣợc hỗ trợ chi phí đào tạo nghề nghiệp mới. Để đƣa NLĐ thất nghiệp trở lại thị trƣờng lao động, chính sách BHTN các nƣớc cần

có quy định cụ thể cho hoạt động đào tạo nghề hoặc nâng cao tay nghề cho NLĐ. Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật Việc làm 2013, Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Thông tƣ 28/2015/TT-BLĐTBXH thì chính sách hỗ trợ học nghề thực hiện với những đối tƣợng là NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc mà có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trƣớc khi chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhƣng không thuộc diện hƣởng TCTN có nhu cầu học nghề và NLĐ đang trong thời gian hƣởng TCTN có nhu cầu học nghề.

- Điều kiện hỗ trợ học nghề: Ngƣời lao động thất nghiệp có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhƣng không thuộc diện hƣởng TCTN. Trƣờng hợp NLĐ chƣa đủ điều kiện hƣởng TCTN đƣợc hỗ trợ học nghề khi có đủ 04 điều kiện sau: (i) Chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc (trừ các trƣờng hợp chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc trái pháp luật, đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng); (ii) Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trƣớc khi chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc; (iii) Có đề nghị hỗ trợ học nghề nộp cùng với hồ sơ đề nghị hƣởng TCTN tại Trung tâm DVVL trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc; (iv) Chƣa tìm đƣợc việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hƣởng BHTN.

- Thời gian hỗ trợ học nghề: Theo thời gian học nghề thực tế nhƣng không quá 06 tháng. Thời điểm bắt đầu học nghề của NLĐ sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhƣng không quá 03 tháng kể từ ngày NLĐ hết thời hạn hƣởng TCTN.

- Mức hỗ trợ học nghề: Tối đa 01 (một) triệu đồng/ngƣời/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể đƣợc tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Đối với NLĐ tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định thì phần vƣợt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả.

d) Chính sách tư vấn, giới thiệu việc làm

Ngƣời lao động có quyền đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm mới. Tuy nhiên, để có việc làm mới phù hợp không phải là điều dễ vì mỗi NLĐ có

nhu cầu, khả năng làm việc khác nhau. Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi của chính sách thì cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.

Ở Việt Nam, NLĐ đang đóng BHTN mà bị chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc có nhu cầu tƣ vấn, giới thiệu việc làm và NLĐ đang trong thời gian hƣởng TCTN đƣợc tƣ vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54, Luật Việc làm 2013). Nội dung thực hiện tƣ vấn bao gồm: Nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ; tƣ vấn giới thiệu việc làm phù hợp với trình độ của NLĐ; tƣ vấn chính sách lao động - việc làm; thông tin thị trƣờng lao động …

đ) Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Nghị định số 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì NSDLĐ đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 47, Luật Việc làm 2013 khi có đủ các điều kiện sau:

- Đóng đủ BHTN theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật Việc làm 2013 liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trƣớc của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ nếu NSDLĐ đã đóng BHTN của tháng đó.

- Gặp khó khăn thuộc các trƣờng hợp theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 47, Luật Việc làm 2013 dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng dƣới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng từ 200 đến 1000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng trên 1000 lao động, không kể lao động giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dƣới 01 tháng. Những trƣờng hợp đƣợc coi là bất khả kháng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 47, Luật Việc làm 2013 bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch

họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xƣởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi NSDLĐ bị thiệt hại.

- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh.

- Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho ngƣời lao động đƣợc xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh hải dương (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)