1.3.3.1. Lập kế hoạch thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Kế hoạch thực hiện chính sách BHTN là cơ sở, công cụ quan trọng triển khai đƣa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách BHTN phải xác định đƣợc chính xác, cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trong tổ chức điều hành; cung cấp các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách; kiểm tra đôn đốc thực thi chính sách và xác định hợp lý thời gian thực hiện chính sách.
1.3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách, luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về các chế độ, chính sách BHTN của Đảng và Nhà nƣớc. Thông qua thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức, kỷ cƣơng tới NLĐ và NSDLĐ về các chế độ BHTN làm cho công tác thực hiện chính sách BHTN có hiệu quả cao hơn. Từ khi Quốc hội chính thức thông qua Luật BHXH năm 2006, là văn bản pháp lý cao nhất, toàn diện nhất từ trƣớc đến nay đƣợc áp dụng cho các đối tƣợng tham gia bảo hiểm trong đó có chế độ bảo hiểm dành cho NLĐ bị mất việc, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN đã đƣợc đặc biệt quan tâm ở các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đa dạng về hình thức và nội dung, tạo nhiều kênh thông tin để NLĐ, NSDLĐ có thể đƣợc tiếp cận thông tin về chính
sách BHTN. Hoạt động tuyên truyền về chính sách BHTN đƣợc thực hiện trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ phát thanh, truyền hình, sách, báo in, báo điện tử, tạp chí chuyên ngành …; in ấn tờ rơi, pano, áp phích; tổ chức hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách BHTN, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về BHTN ... Kết quả của công tác tuyên tryền, phổ biến pháp luật đã nâng cao hiểu biết, nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện BHTN; đƣợc xã hội đánh giá đúng vai trò, vị trí và ý nghĩa của việc tham gia BHTN.
1.3.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách BHTN thực hiện nhiều mục tiêu và có sự phân công, phối hợp thực hiện của các bộ, ngành liên quan. Theo quy định hiện hành thì việc xây dựng chế độ BHTN, quản lý BHTN do ngành LĐTBXH thực hiện. Bộ LĐTBXH thực hiện chức năng QLNN về BHTN. Cục Việc làm là đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH có trách nhiệm giúp bộ trƣởng thực hiện chức năng QLNN về BHTN. Trung tâm quốc gia về DVVL là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Việc làm có nhiệm vụ hỗ trợ, triển khai các hoạt động sự nghiệp về BHTN. Ở địa phƣơng, Sở LĐTBXH là cơ quan tham mƣu giúp UBND các tỉnh, thành phố QLNN về BHTN. Giám đốc sở ban hành các văn bản liên quan đến việc hƣởng các chế độ BHTN của NLĐ; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề theo qui định ngoài ra còn có chức năng thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về BHTN ... Trung tâm DVVL trực thuộc Sở LĐTBXH là đơn vị sự nghiệp công thuộc sở LĐTBXH trực tiếp triển khai thực hiện chính sách BHTN trong phạm vi đƣợc phân công của ngành lao động, thƣơng binh và xã hội. Thực hiện việc quản lý ngƣời thất nghiệp, kết nối ngƣời thất nghiệp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Các cơ sở đào tạo nghề triển khai hoạt động đào tạo lại NLĐ thất nghiệp khi họ có nhu cầu.
Quản lý về thu, chi, tăng trƣởng quỹ do ngành BHXH thực hiện. Việc thực hiện chi trả TCTN bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân do các đại lý tại xã, phƣờng, ngân hàng thực hiện.
Nhƣ vậy, thực hiện chính sách BHTN mang tính liên ngành, có sự phân công, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp cùng thực hiện. Để chính sách BHTN triển khai thực hiện có hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.
1.3.3.4. Tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể
a) Tổ chức thực hiện chính sách đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Quản lý mức đóng: Cơ quan BHXH căn cứ vào quy định của nhà nƣớc về mức tiền lƣơng, tiền công, hồ sơ của đơn vị và ngƣời tham gia để xác định đối tƣợng, tiền lƣơng, mức đóng, số tiền phải đóng BHTN đối với ngƣời tham gia và đơn vị.
+ Quản lý các khoản thu hợp pháp khác nhƣ tiền lãi thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ từ quỹ BHTN; tiền lãi chậm đóng BHTN theo quy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý ngƣời tham gia: Ngƣời lao động, NSDLĐ và phần đóng góp của nhà nƣớc. Công tác quản lý NLĐ có liên quan đến các vấn đề nhƣ đăng ký thất nghiệp; thống kê, phân loại thất nghiệp đòi hỏi phải chính xác, đầy đủ, kịp thời để bảo đảm hiệu quả QLNN đối với BHTN.
+ Quản lý thu từ ngƣời lao động: Cơ quan BHXH thống kê, quản lý, theo dõi số đơn vị sử dụng lao động và số lao động cũng nhƣ quỹ tiền lƣơng của từng đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, thông báo, hƣớng dẫn đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Cơ quan BHXH tỉnh, huyện phải theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình tham gia BHTN của NLĐ trong từng đơn vị gắn liền với số lao động và quỹ tiền lƣơng tham gia BHTN của từng đơn vị cụ thể. Xác định rõ đối tƣợng tham gia BHTN để thu đúng, thu đủ bảo đảm nghĩa vụ và quyền lợi của NLĐ và đơn vị sử dụng lao động.
+ Quản lý thu từ cá nhân: Theo quy định hiện hành NLĐ tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, chƣa có quy định đóng góp BHTN tự
nguyện. NLĐ không tự đóng BHTN cho mình đƣợc mà phải thông qua NSDLĐ. Vì vậy, quản lý thu từ cá nhân NLĐ thuộc đối tƣợng tham gia BHTN vẫn phải thông qua NSDLĐ.
+ Quản lý thu từ ngân sách: Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ quỹ BHTN theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dƣ quỹ hàng năm bằng hai lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm trƣớc liền kề nhƣng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lƣơng tháng đóng BHTN của NLĐ đang tham gia BHTN. Nguồn kinh phí hỗ trợ quỹ BHTN do ngân sách trung ƣơng bảo đảm từ nguồn chi đảm bảo xã hội đã đƣợc Quốc hội quyết định. Việc trích hỗ trợ quỹ BHTN hàng năm giúp cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc xác định đƣợc mức chi để thực hiện tốt cân đối thu, chi hàng năm cho ngân sách nhà nƣớc.
- Phƣơng thức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, NSDLĐ trích tiền đóng BHTN trên quỹ lƣơng tháng của NLĐ tham gia BHTN đồng thời trích từ tiền lƣơng tháng đóng BHTN của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nƣớc. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp trả lƣơng theo sản phẩm theo khoán thì có thể đóng theo phƣơng thức hàng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phƣơng thức đóng, NSDLĐ phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHTN. NSDLĐ tham gia BHTN đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHTN tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trƣờng hợp đơn vị không đủ tƣ cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.
Hàng năm, cơ quan BHXH căn cứ dự toán thu, chi BHTN đƣợc cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ quỹ BHTN của năm trƣớc theo mức quy định gửi Bộ Tài chính thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ quỹ BHTN năm trƣớc. Trƣờng hợp số kinh phí đã cấp lớn hơn số phải hỗ trợ, cơ quan BHXH có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nƣớc phần chênh lệch; trƣờng hợp số đã cấp
nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau.
b) Tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm 2013 về BHTN và Nghị định số 61/2020/NĐ- CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì NLĐ phải có đề nghị hƣởng TCTN kèm theo văn bản xác nhận việc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc. Đồng thời phải xuất trình sổ BHXH có xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN hoặc văn bản xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN. Ngƣời lao động thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ đề nghị hƣởng TCTN cho Trung tâm DVVL địa phƣơng nơi NLĐ muốn nhận TCTN. Trung tâm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ không đúng quy định, không đủ điều kiện hƣởng TCTN sẽ bị trả lại và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ đủ điều kiện hƣởng, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Trung tâm DVVL có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐTBXH ra quyết định việc hƣởng TCTN. Ngƣời lao động chƣa tìm đƣợc việc làm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đƣợc Giám đốc Sở LĐTBXH quyết định hƣởng TCTN thì Trung tâm xác nhận vào sổ BHXH về việc đã giải quyết hƣởng TCTN và gửi lại cho NLĐ cùng với quyết định hƣởng TCTN.
Cơ quan BHXH chi trả TCTN tháng đầu trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc quyết định hƣởng TCTN. Từ tháng thứ 2 trở đi TCTN đƣợc trả trong 05 ngày làm việc, tính từ ngày thứ 07 của tháng hƣởng TCTN đó nếu không nhận đƣợc quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hƣởng TCTN. Theo đề nghị của NLĐ về nơi lĩnh, BHXH cấp tỉnh, huyện thực hiện chi trả trực tiếp hoặc hợp đồng với đơn vị đại diện chi trả để chi trả TCTN cho NLĐ hƣởng TCTN. Hàng tháng, NLĐ phải trực tiếp thông báo với Trung tâm DVVL nơi đang hƣởng trợ cấp về việc tìm kiếm việc làm.
Kiểm tra, giám sát quy trình giải quyết, chi trả: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có trách nhiệm hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát quá
trình giải quyết, chi trả và quản lý ngƣời hƣởng của cơ quan BHXH cấp huyện, cơ quan đại diện chi trả (Bƣu điện), đơn vị sử dụng lao động, cá nhân, tổ chức liên quan và ngƣời hƣởng theo quy định. Trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền có kết luận về hành vi gian dối, làm giả hồ sơ, tài liệu, trục lợi về BHTN hoặc không thực hiện về việc khai báo định kỳ ... cơ quan BHXH căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền từ chối việc chi trả TCTN cho ngƣời thất nghiệp hoặc thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đăng ký thất nghiệp: Xây dựng hệ thống thông tin đăng ký thất nghiệp đầy đủ để quản lý ngƣời hƣởng TCTN. Hệ thống dữ liệu thông tin đăng ký thất nghiệp phải đƣợc kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu với các hệ thống phần mềm của BHXH, thuế, tài chính ... để thuận lợi cho công tác kiểm tra, rà soát bảo đảm việc hƣởng TCTN và các trợ cấp BHXH khác không bị trùng lặp. Xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu thông tin về đăng ký thất nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chi TCTN khi NLĐ có thể đăng ký nơi nhận TCTN ở bất cứ nơi nào mà họ có nhu cầu theo quy định mới.
c) Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề
Ngƣời lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 có nhu cầu học nghề đƣợc hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Hiện nay, Luật Việc làm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn không quy định cụ thể nghề đƣợc hỗ trợ mà chỉ quy định về các điều kiện đƣợc hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ học nghề và trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho NLĐ tham gia BHTN. Do đó bất kể nghề nào thuộc danh mục nghề theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp thì NLĐ đều đƣợc hỗ trợ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Hồ sơ đề nghị học nghề của NLĐ đủ điều kiện hƣởng chính sách hỗ trợ học nghề đang chờ kết quả giải quyết hƣởng TCTN hoặc đang hƣởng TCTN có nhu cầu học nghề tại địa phƣơng nơi đang chờ kết quả hoặc đang hƣởng TCTN là đề nghị hỗ trợ học nghề. Đối với NLĐ đang hƣởng TCTN mà có nhu cầu học nghề tại địa phƣơng không phải nơi đang hƣởng TCTN gồm: Đề nghị hỗ trợ học nghề; quyết
định hƣởng TCTN. Ngƣời lao động không thuộc hai trƣờng hợp trên, hồ sơ gồm: Đề nghị hƣởng TCTN; đề nghị hỗ trợ học nghề; bản chính hoặc bản sao có chứng thực Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP; sổ BHXH. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ đƣợc nộp tại Trung tâm DVVL. Trƣờng hợp NLĐ bị thất nghiệp đã có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhƣng không thuộc diện hƣởng TCTN nộp hồ sơ cho Trung tâm DVVL nơi NLĐ có nhu cầu học nghề. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, Trung tâm DVVL có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ để xác định cụ thể về nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc sở LĐTBXH quyết định về việc hỗ trợ học nghề.
Thời điểm học nghề của NLĐ bắt đầu sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhƣng không quá 03 tháng kể từ ngày NLĐ hết thời hạn hƣởng TCTN. Ngƣời lao động đƣợc coi nhƣ không có nhu cầu hỗ trợ học nghề nếu sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề, NLĐ vẫn đƣợc nhận hoặc ủy quyền cho ngƣời khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc các trƣờng hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền hoặc các trƣờng hợp bất khả kháng khác nhƣ hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh (có xác nhận của UBND cấp xã), hoặc trƣờng hợp bị tai nạn (có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề, Trung tâm DVVL trình Giám đốc sở LĐTBXH quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của NLĐ và gửi cho cơ quan BHXH để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học