Bổ sung, xây dựng hoàn thiện nội quy,quy chế hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nội bộ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 102 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Bổ sung, xây dựng hoàn thiện nội quy,quy chế hoạt động

Bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan Văn phòng trong những năm tới, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các

nội quy, quy chế nghiêm túc và đồng bộ.

Để đảm bảo tính liên tục, tính ổn định, và hiệu quả trong hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND, Quy chế hoạt động của Văn phòng

- Chương 1: Những quy định chung: Chương này quy định về chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND

huyện

- Chương 2: Quy định về trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết

công việc của Chánh, Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện

Trong chương này, cần xác định rõ cơ chế phối hợp hoạt động và trách nhiệm giữa Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Theo đó, Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng

HĐND&UBND, chỉ đạo, điều hành chung và chịu trách nhiệm mọi mặt về

hoạt động của Văn phòng. Các Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn

phòng phân công phụ trách và chịu trách nhiệm một hoặc một số lĩnh vực công tác. Các Phó Chánh Văn phòng chỉ xử lý, giải quyết công việc trong

phạm vi lĩnh vực được giao, tuyệt đối không được xử lý các công việc ngoài lĩnh vực phụ trách, hoặc vượt quá thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp

có phát sinh những công việc, nhiệm vụ liên quan nhưng vượt ngoài phạm vi được giao phụ trách thì Phó Chánh Văn phòng có trách nhiệm báo cáo, xin ý

kiến chỉ đạo của Chánh Văn phòng để xem xét giải quyết.

Các Phó Chánh Văn phòng chủ động xử lý công việc trong phạm vi được phân công phụ trách. Trong trường hợp xuất hiện những vấn đề, vụ việc liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Phó Chánh Văn phòng khác thì chủ động

phối hợp giải quyết một cách thống nhất; nếu không có sự thống nhất hoặc

thiếu tinh thần trách nhiệm trong phối hợp giải quyết công việc thì Phó Chánh

Văn phòng đang chủ trì xử lý, giải quyết công việc đó phải báo cáo Chánh Văn phòng để xin ý kiến hoặc Chánh Văn phòng đưa ra thảo luận tại cuộc họp

lãnh đạo Văn phòng để thống nhất xử lý, xác định trách nhiệm, kịp thời chấn

- Chương 3: Quy định phạm vi trách nhiệm và chế độ làm việc của các

bộ phận trực thuộc văn phòng

Chương này cần nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn hay quyền và nghĩa vụ

của từng bộ phận trong từng lĩnh vực công việc cụ thể; cách thức, phương

pháp giải quyết công việc khi có sự không thống nhất ý kiến giữa các bộ

phận.

Quy trình giải quyết công việc được cụ thể hóa, giao cho bộ phận hoặc

cá nhân phụ trách trách, chịu trách nhiệm chính, trong đó cần đề cao trách

nhiệm cá nhân trong xử lý công việc.

- Chương 4: Quy định về cách thức giải quyết công việc cụ thể, như:

Xây dựng chương trình công tác; Chuẩn bị nội dung các phiên họp, cuộc họp;

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quyết định của UBND huyện, văn bản,

ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện; Chế độ thông tin, báo cáo; Chế độ

hội họp của Văn phòng; Việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý, lưu trữ văn bản tại Văn phòng HĐND&UBND huyện; Chế độ quản lý cán bộ, công

chức của Văn phòng; Chế độ làm thêm giờ; Chế độ quản lý, sử dụng tài sản, tài chính cơ quan.

- Chương 5: Mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân

- Chương 6: Tổ chức thực hiện.

Để thực hiện được điều này, Chánh Văn phòng cần xây dựng dự thảo

quy chế, sau đó tổ chức lấy ý kiến toàn thể cán bộ, công chức trong văn phòng

để bổ sung, hoàn thiện trước khi trình lãnh đạo UBND huyện xem xét, ký ban hành, có như vậy mới đúng là thực hiện quy chế dân chủ, tạo sự đồng thuận

trong tập thể cán bộ, công chức văn phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nội bộ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)