7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Xây dựng và nâng cao vai trò của văn hoá công sở
Văn hoá công sở là một hệ thống hệ thống các giá trị, chuẩn mực, mục
tiêu và hoạtđộng sáng tạođược hình thành trong quá trình hoạt động của
công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong
công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động
của nó.
Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,
công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn
cơ quan hành chính nhà nước, gắn liền với trình độ học vấn và trình độ văn
minh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu nhất là con người và hành vi ứng xử văn hóa nơi công sở của các cá nhân, từ lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới
các nhân viên phục vụ.
Biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở là tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cùng với ý thức trau dồi kiến
thức văn hóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Thực tế, văn hóa
công sở được hình thành trên cơ sở văn hóa ứng xử của các thành viên trong tổ chức, nó có tính kế thừa và tiếp thu sáng tạo, chọn lọc qua các giai đoạn
phát triển của bộ máy tổ chức và không ngừng được bổ sung hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của chế độ công vụ và sự phát triển của
tổ chức.
Thực hiện văn hoá công sở chính là một phần của yêu cầu cải cách hành chính để đạt được mục tiêu xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có
kỷ cương và dân chủ mà từng cán bộ, công chức, viên chức cần nhận thức và
xác định đúng đắn vai trò và trách nhiệm của bản thân mình. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức cần có phong cách ứng xử chuẩn mực trong
hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn có ý thức hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, tại các công sở, đặc biệt là những nơi tiếp xúc
với nhân dân như Văn phòng HĐND&UBND huyện Cư Jút, cán bộ công
chức cần nghiêm chỉnh tuân theo các quy định cụ thể thực hiện văn hóa công
xử với nhân dân một cách có văn hóa, góp phần tạo ra môi trường văn hóa
lành mạnh nơi công sở.
Để thực hiện được việc này, lãnh đạo Văn phòng cần tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho đội ngũ công chức lãnh đạo, công chức, nhân viên của
mình về văn hóa công sở, Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về
việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy
chính quyền địa phương.
Văn phòng HĐND&UBND huyện cần phối hợp với phòng Nội vụ,
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện để mở các lớp bồi dưỡng về văn hóa
công sở cho cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, trong đó có Văn phòng
HĐND&UBND huyện, vì đây là nơi tiếp xúc rất nhiều với công dân, là nơi đối nội, đối ngoại của cả huyện, vì vậy, càng cần được bồi dưỡng về văn hóa
công sở; đồng thời UBND huyện Cư Jút nên phát động phong trào “Thực
hiện văn hóa công sở” đến các ngành, các cấp trên địa bàn để nâng cao văn
hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Ngoài ra, lãnh đạo Văn phòng cần phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển, tạo ra môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao, thực hiện tốt dân chủ ở cơ quan; bên cạnh đó, phải giải
quyết được bài toán về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng
thành viên.