Công tách ậu cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nội bộ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 45 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.8. Công tách ậu cần

Để duy trì quản lý, để công việc của văn phòng được diễn ra trôi chảy

thì bất cứ một cơ quan, đơn vị nào cũng chú trọng đến công tác hậu cần của

mình. Các điều kiện vật chất như nhà cửa, trang thiết bị trong cơ quan đều

thuộc về công tác hậu cần của văn phòng. Nhiệm vụ của công tác hậu cần bao

gồm:Cung cấp các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất cho mọi thành viên trong cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ; Mua sắm, bảo quản, bảo trì các trang thiết bị trong cơ quan, đơn vị, nhằm bảo đảm cho hoạt động của cơ quan, đơn vị được tiến hành liên tục; Quản lý chi tiêu tài chính theo đúng quy định của pháp luật; Đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn lao động trong cơ quan, đơn vị; Tổ chức công tác lễ tân, giao tiếp, giữ vai trò cầu nối giữa cơ

quan, đơn vị với cấp trên, ngang cấp, cấp dưới và nhân dân; Bảo đảm môi trường làm việc lành mạnh, có văn hóa, hướng tới văn minh, hiện đại.

Trong thực hiện các nhiệm vụ của công tác quản trị, hậu cần phục vụ;

yêu cầu văn phòng phải xác định rõ đối tượng phục vụ. Trong tổ chức thực

hiện mỗi nhiệm vụ cần phân công chi tiết, cụ thể, xây dựng thành các kế

hoạch, quy trình thực hiện mỗi loại công việc. Ví dụ: Quy trình phục vụ các

hội nghị; Quy trình tổ chức các chuyến đi công tác, làm việc của lãnh đạo

huyện; Quy trình lễ tân đón, tiếp khách đến thăm và làm việc với lãnh đạo

huyện;... trong mỗi quy trình, kế hoạch cần quy định rõ các bước thực hiện (bước chuẩn bị, tổ chức thực hiện công việc và kết thúc công việc), trong mỗi

bước cần phân công rõ người chịu trách nhiệm thực hiện, yêu cầu về chất lượng và thời gian hoàn thành công việc.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nội bộ hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.3.1. Yếu tố bên trong

Công tác quản trị nội bộ hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND cấp

huyện sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong đó là:

Một là, cơ cấu tổ chức: Đây là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đến công tác

quản trị nội bộ hoạt động của Văn phòng. Quản trị nội bộ văn phòng trước hết

phải phụ thuộc và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phạm vi ảnh hưởng, đối tượng điều chỉnh, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài với

các phòng ban, bộ phận khác trong cơ quan. Chức năng, nhiệm vụ của văn

phòng thì được quy định bởi Nghị định của Chính phủ, Quyết định của

UBND tỉnh. Các quy định đó cùng với các chế độ, chính sách khác của Nhà

nước tạo ra khung pháp lý cần thiết cho hoạt động của văn phòng và vì vậy công tác quản trị nội bộ cũng phải dựa vào các yếu tố này để thực hiện sắp

xếp nhân sự cho khoa học.

Nếu việc sắp xếp nhân sự văn phòng không khoa học, các mối quan hệ không được xác định rõ ràng, rành mạch thì sẽ không đem lại hiệu quả trong

công việc. Tùy theo tính chất của mỗi loại công việc có thể lựa chọn, bố trí,

sắp xếp nguồn nhân lực khác nhau cho phù hợp với mục tiêu của đơn vị dựa trên cơ sở cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên thường thì Lãnh

đạo Văn phòng chỉ có trách nhiệm tiếp nhận nguồn nhân lực chứ không được

lựa chọn nguồn nhân lực.

Hai là, đội ngũ nhân sự: Nhân sự là yếu tố có ý nghĩa rất to lớn đối với

công tác quản trị nội bộ hoạt động của văn phòng. Đội ngũ này là khách thể

tố này hoặc yếu tố này hoạt động không tốt thì văn phòng sẽ làm việc kém

hiệu quả. Khai thác tốt yếu tố này với năng lực, nghệ thuật quản lý điều hành sẽ giúp cho hoạt động của văn phòng diễn ra thường xuyên, có hiệu quả, tăng

tính sáng tạo, tiết kiệm chi phí…Ngược lại, sẽ kìm hãm, bế tắc trong các hoạt động của văn phòng. Do đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết điều hành tổ

chức, quản lý tốt bộ máy văn phòng và đòi hỏi nhân viên phải là những người

có kỹ năng chuyên môn, ý thức trách nhiệm cao…thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao.

Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng là công cụ đảm bảo cho việc truyền tải và thực hiện các quyết định quản lý

của lãnh đạo, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng

công việc, tác động đến quá trình quản lý điều hành của người lãnh đạo. Người lãnh đạo phải kết hợp bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý, có tính thẩm mỹ nhưng không thất thoát, lãng phí tài sản, cơ sở vật chất, đồng thời phải đảm

bảo tính hiện đại hóa trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu công việc.

Bốn là,ứng dụng công nghệ thông tin: Do sự phát triển không ngừng

của khoa học kỹ thuật, nên ngày càng nhiều các cơ quan đơn vị ứng dụng

thông tin vào hoạt động văn phòng của mình. Nếu như các công việc văn

phòng chỉ được thực hiện theo phương pháp thủ công, đơn giản thì hiệu quả

của công tác văn phòng sẽ không cao, tiến độ thực hiện công việc chậm, kém

chính xác. Chính vì vậy yếu tố công nghệ thông tin cho hoạt động văn phòng có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động văn phòng, cần được các cơ quan, đơn vị xem xét, áp dụng kịp thời.

Năm là, môi trường làm việc: Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng

trực tiếp đến người lao động, đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ

bản của văn phòng. Yếu tố vật chất của văn phòng góp phần tạo nên môi

của văn phòng. Văn phòng có điều kiện vật chất tốt làm cho nhân viên vui vẻ,

hài lòng, giúp tạo dựng động cơ, thúc đẩy nhiệt tình trong công việc. Các điều

kiện này cũng góp phần làm giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng về cả tinh thần

lẫn thể chất. Điều này sẽ làm cải thiện năng suất và chất lượng công việc, hạn

chế những sai sót trong quá trình thực hiện.

1.3.2. Yếu tố bên ngoài

Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đến công tác quản trị

nội bộ hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND huyện bao gồm: yếu tố

chính sách - pháp luật; kinh tế - xã hội; sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Một là, chính sách - pháp luật: Chính sách, pháp luật trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của văn phòng vì văn phòng hoạt động dựa

trên sự quản lý của Nhà nước bằng các quy định, pháp luật do Nhà nước ban

hành. Những chính sách, quy định của Nhà nước về văn phòng là hành lang

pháp ly chung, là căn cứ để văn phòng xây dựng nội quy, quy chế hoạt động.

Những chính sách này đầy đủ, phù hợp và có hiệu lực thi hành cao sẽ tạo

thuận lợi cho công tác quản trị nội bộ của văn phòng.

Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Mỗi một cơ quan đều phải

vận hành hoạt động theo các quy luật kinh tế, xã hội vì các quy luật đó có tác động rất lớn đến hoạt động của cơ quan và cả hoạt động của văn phòng. Lãnh

đạo Văn phòng đều luôn luôn phải nắm được các quy luật phát triển kinh tế

xã hội, tình hình kinh tế xã hội của địa phương, song song với đó là cách thức

chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND huyện để có hướng phù hợp để chỉ đạo, điều hành, quản lý và định hướng cho nhân viên của mình hoạt động,

thực hiện nhiệm vụ cho sát với điều kiện thực tế và đi đúng định hướng của cơ quan.

Ba là, yếu tố về sự phát triển khoa học - kỹ thuật: Do sự phát triển

thông tin vào hoạt động văn phòng của mình. Nếu việc quản trị nội bộ văn

phòng chỉ được thực hiện theo phương pháp thủ công, đơn giản thì hiệu quả

sẽ không cao, kết quả. Khi áp dụng các biệ pháp quản lý hiện đại như ứng

dụng công nghệ thông tin qua việc điều hành bằng hệ thống văn phòng điện

tử, người quản trị sẽ kiểm soát công việc văn phòng một cách dễ dàng hơn so

với việc kê ra nội dung công việc bằng giấy, sau đó thực hiện.

Ngoài ra, khi trình độ khoa học, kỹ thuật phát triển, các trang thiết bị

phục vụ cho công tác văn phòng được cải thiện đáng kể. Các ngành khoa học- công nghệ mà mũi nhọn là tin học, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật viễn thông đã

giúp cho Văn phòng thực hiện các hoạt động xử lý thông tin, lưu trữ và truyền

thông tin trong phạm vi một cơ quan, một địa phương, một ngành, cả nước và giữa các quốc gia với nhau một cách nhanh chóng, thuận lợi, chính xác. Máy

tính điện tử được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công tác Văn phòng tạo

ra những khả năng, những thuận lợi rất to lớn trong các khâu soạn thảo văn

bản, lưu tữ, hệ thống hoá và tra tìm các dữ liệu, làm cho hoạt động xử lý

thông tin của Văn phòng đạt hiệu quả ngày càng cao.

Trang thiết bị cũng như môi trường Văn phòng được cải thiện rất đáng

kể nhờ con người đưa vào ứng dụng rộng rãi nhiều lĩnh vực khoa học - kỹ

thuật trong hoạt động Văn phòng.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có Văn phòng

HĐND&UBND huyện, nêu ra được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước nói chung nói chung cũng như Văn phòng HĐND&UBND huyện nói riêng quá trình thực thi công vụ. Đồng

thời, đi sâu nghiên cứu khung lý thuyết về quản trị nội bộ hoạt động của Văn

trị nội bộ Văn phòng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị nội bộ đó.

Từ những nghiên cứu của Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để

tác giả nghiên cứu những nội dung quan trọng của luận văn ở Chương 2 và Chương 3 của luận văn.

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỘI BỘ HOẠT ĐỘNGCỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CƯ JÚT,

TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tỉnh Đắk Nông

Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đăk Lăk với 5 đơn vị hành chính gồm: Ea Tling, Nam Dong, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô. Qua nhiều lần chia tách, sát nhập năm 2003 thực hiện Nghị

quyết số 22/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam và Nghị định số 04/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính

phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lăk và thành phố Buôn Ma

Thuột - Tỉnh Đăk Lăk; Sau khi điều chỉnh 03 xã Hoà Phú, Hoà Khánh, Hoà Xuân về tỉnh Đăk Lăk quản lý. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 72.069 (ha); Dân số: 101.288 người, số đơn vị hành chính của huyện hiện có: 07 xã và 01 thị trấn, 127 thôn (buôn, bon, tổ dân phố + 02 Cụm dân cư), trong đó có 10

buôn, bon dân tộc thiểu số tại chỗ. Huyện Cư Jút là huyện có đa thành phần

dân tộc gồm: 23 dân tộc anh em cùng sinh sống: Trong đó có: 43.757 khẩu là

người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 47,4% dân số toàn huyện.

Bao gồm các dân tộc: Ê Đê, M’Nông là: 5.612 người, (chiếm 6,56%); dân tộc Mông là 3.525 người (chiếm 4,12%) còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Gia rai, Ba Na,...

Huyện Cư Jút nằm trên trục đường Quốc lộ 14, phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, phía Đông giáp TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, phía Đông

Muldulkiri - Vương quốc Campuchia với khoảng 20km đường biên giới. Đây

là một trong các huyện có vị trí phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Đăk

Nông. Trong những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong

nước bị suy giảm. Giá cả một số mặc hàng nông sản bấp bên; thời tiết, khí

hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm vẫn còn xảy

ra,… Những nguyên nhân trên đã làm cho kinh tế của huyện phát triển chậm

lại. Tuy vậy, kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân tăng trưởng giá

trị sản xuất giai đoạn 2010-2015 tăng 8,9%. Đến năm 2017, tăng trưởng kinh

tế đạt 9,12%/năm. Trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 10%; giá trị thương mại dịch vụ tăng 11%; giá trị nông lâm nghiệp tăng

7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm.

- Về cơ cấu kinh tế: Nhiệm kỳ 2010-2015, huyện xác định cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 38%; Thương mại - dịch vụ chiếm 32%; Nông lâm nghiệp chiếm 30%. Năm 2010

tỷ trọng ngành nông nghiệp là 62%, đến năm 2015 giảm còn 56%; năm 2010

tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ 14%, đến năm 2015 tăng lên 23% và tỷ

trọng công nghiệp – xây dựng đến năm 2015 là 21%.

Nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Cư Jút xác định Cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ, Nông - Lâm nghiệp. Năm 2017, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 36%, thương mại

dịch vụ đạt 36%, Nông lâm nghiệp đạt 28%.

- Về xây dựng nông thôn mới: Tính đến tháng 12/2017 tổng vốn đầu tư

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt trên 220 tỷ đồng. Qua 6 năm

triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 2/7 xã đạt

chuẩn nông thôn mới, bình quân các xã còn lại đạt 12,9 tiêu chí. Tuy nhiên, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn,

chủ yếu là do thiếu nguồn vốn đầu tư, đời sống của nhân dân một số nơi còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động đóng góp của nhân dân còn hạn chế.

- Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện tiếp

tục có bước phát triển khá, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư nâng cấp mở rộng, đáp ứng cho công tác giảng dạy và nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Toàn huyện có 52 cơ sở giáo dục, trong đó có 22 trường chuẩn quốc gia.

- Về y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan

tâm. Bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư xây dựng mới với quy mô 150 giường bệnh, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015. Mạng lưới y

tế từ huyện xuống cơ sở được củng cố, hiện nay đã có 6/8 xã đạt tiêu chí quốc

gia về y tế (NQĐH 8/8 xã), 100% các thôn, buôn có y tế thôn, hoạt động có

hiệu quả, 100% các trạm y tế xã có bác sỹ; bình quân có 5 bác sỹ/vạn dân.

- Về văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao, thực hiện chính sách xã hội:

Hàng năm đã làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đã triển khai thực hiện

tốt các chính sách xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nội bộ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 45 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)