7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cư Jút, tỉnh
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tỉnh Đắk Nông
Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đăk Lăk với 5 đơn vị hành chính gồm: Ea Tling, Nam Dong, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô. Qua nhiều lần chia tách, sát nhập năm 2003 thực hiện Nghị
quyết số 22/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và Nghị định số 04/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính
phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lăk và thành phố Buôn Ma
Thuột - Tỉnh Đăk Lăk; Sau khi điều chỉnh 03 xã Hoà Phú, Hoà Khánh, Hoà Xuân về tỉnh Đăk Lăk quản lý. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 72.069 (ha); Dân số: 101.288 người, số đơn vị hành chính của huyện hiện có: 07 xã và 01 thị trấn, 127 thôn (buôn, bon, tổ dân phố + 02 Cụm dân cư), trong đó có 10
buôn, bon dân tộc thiểu số tại chỗ. Huyện Cư Jút là huyện có đa thành phần
dân tộc gồm: 23 dân tộc anh em cùng sinh sống: Trong đó có: 43.757 khẩu là
người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 47,4% dân số toàn huyện.
Bao gồm các dân tộc: Ê Đê, M’Nông là: 5.612 người, (chiếm 6,56%); dân tộc Mông là 3.525 người (chiếm 4,12%) còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Gia rai, Ba Na,...
Huyện Cư Jút nằm trên trục đường Quốc lộ 14, phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn, phía Đông giáp TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, phía Đông
Muldulkiri - Vương quốc Campuchia với khoảng 20km đường biên giới. Đây
là một trong các huyện có vị trí phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Đăk
Nông. Trong những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong
nước bị suy giảm. Giá cả một số mặc hàng nông sản bấp bên; thời tiết, khí
hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm vẫn còn xảy
ra,… Những nguyên nhân trên đã làm cho kinh tế của huyện phát triển chậm
lại. Tuy vậy, kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân tăng trưởng giá
trị sản xuất giai đoạn 2010-2015 tăng 8,9%. Đến năm 2017, tăng trưởng kinh
tế đạt 9,12%/năm. Trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 10%; giá trị thương mại dịch vụ tăng 11%; giá trị nông lâm nghiệp tăng
7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm.
- Về cơ cấu kinh tế: Nhiệm kỳ 2010-2015, huyện xác định cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 38%; Thương mại - dịch vụ chiếm 32%; Nông lâm nghiệp chiếm 30%. Năm 2010
tỷ trọng ngành nông nghiệp là 62%, đến năm 2015 giảm còn 56%; năm 2010
tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ 14%, đến năm 2015 tăng lên 23% và tỷ
trọng công nghiệp – xây dựng đến năm 2015 là 21%.
Nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Cư Jút xác định Cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ, Nông - Lâm nghiệp. Năm 2017, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 36%, thương mại
dịch vụ đạt 36%, Nông lâm nghiệp đạt 28%.
- Về xây dựng nông thôn mới: Tính đến tháng 12/2017 tổng vốn đầu tư
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt trên 220 tỷ đồng. Qua 6 năm
triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 2/7 xã đạt
chuẩn nông thôn mới, bình quân các xã còn lại đạt 12,9 tiêu chí. Tuy nhiên, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn,
chủ yếu là do thiếu nguồn vốn đầu tư, đời sống của nhân dân một số nơi còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động đóng góp của nhân dân còn hạn chế.
- Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện tiếp
tục có bước phát triển khá, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư nâng cấp mở rộng, đáp ứng cho công tác giảng dạy và nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Toàn huyện có 52 cơ sở giáo dục, trong đó có 22 trường chuẩn quốc gia.
- Về y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan
tâm. Bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư xây dựng mới với quy mô 150 giường bệnh, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015. Mạng lưới y
tế từ huyện xuống cơ sở được củng cố, hiện nay đã có 6/8 xã đạt tiêu chí quốc
gia về y tế (NQĐH 8/8 xã), 100% các thôn, buôn có y tế thôn, hoạt động có
hiệu quả, 100% các trạm y tế xã có bác sỹ; bình quân có 5 bác sỹ/vạn dân.
- Về văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao, thực hiện chính sách xã hội:
Hàng năm đã làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đã triển khai thực hiện
tốt các chính sách xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng được thụ hưởng tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,03% trở lên.
- Về công tác tổ chức:Năm 2017, huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện
Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
trong thời kỳ mới. Trong năm đã cử 547 cán bộ, công chức tham gia các lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cử 70 cán bộ, công chức, viên chức tham
gia lớp Bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị. Kịp thời khích lệ, động viên cán bộ, công chức, người lao động có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của các phòng ban chuyên môn thuộc huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa huyện; hoàn thiện 82 vị
trí việc làm tại các cơ quan, tổ chức hành chính cấp huyện theo danh mục vị
trí việc làm đã được Bộ Nội vụ phê duyệt.
- Công tác cải cách hành chính: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT- UBND ngày 05/01/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc chấn chỉnh kỷ
luật, kỷ cương trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; Chương trình
hành động số 29-CTr/HU ngày 29/12/2016 của Huyện ủy về thực hiện Nghị
quyết số 07-NQ/TU ngày 18/11/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác cải cách hành chính; Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh, huyện giai đoạn 2016-2020, và năm 2017. Tập trung kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính, trong năm 2017 đã cắt giảm thời gian giải quyết
thủ tục hành chính của 60 thủ tục ở cấp huyện và 20 thủ tục hành chính ở cấp
xã, với số giờ cắt giảm từ 20-30%/tổng số giờ của 1 thủ tục. 100% các cơ quan, đơn vị ở cấp huyện và UBND 08 xã, thị trấn triển khai phần mềm Văn
phòng điện tử I-office; 85% cán bộ, công chức các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn sử dụng mail công vụ trong trao đổi công việc; chuyển giao, hướng
dẫn sử dụng, bảo quản chứng thư số, chữ ký số cho 8/8 xã, thị trấn, từng bước
thực hiện chính quyền điện tử theo lộ trình chung. Duy trì, áp dụng hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2008 tại các cơ quan, đơn vị, năm 2017 được
UBND tỉnh đánh giá đạt tốt.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Jút +Về thuận lợi: Cư Jút là huyện biên giới, có vị trí chiến lược quan
trọng nằm phía bắc của tỉnh Đăk Nông, tiếp giáp với Buôn Ma Thuột một
thành phố trẻ, năng động, có Quốc lộ 14 đi qua và dòng sông Sêrêpốc chạy
dọc suốt 40 km tạo nhiều cơ hội cho huyện phát triển. Luôn được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cấp trên; Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân các dân tộc huyện nhà đã đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực tự cường. Đội ngũ cán bộ các cấp được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, không
ngừng bồi dưỡng, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, trưởng thành trong 28
năm xây dựng và phát triển.
+ Về khó khăn: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gă ̣p nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, việc triển
khai thực hiện các tiêu chí còn lại trong xây dựng nông thôn mới ở các xã còn chậm, thiếu nguồn vốn đầu tư. Công tác quản lý nhà nước về đất đai gắn với quản
lý dân cư, bảo vệ môi trường ở một số địa phương chưa chặt chẽ. Công tác thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu dân cư còn nhiều bất
cập. Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản còn diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ. Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo còn hạn chế, quá
trình thực hiện ở một số địa phương vẫn chưa quyết liệt, một số hộ chưa chủ động vươn lên thoát nghèo,đời sống của nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. An ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội,
tình hình các loại tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đẩy
mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn diễn biến phức tạp.
+ Nguyên nhân: Giá cả các mặt hàng nông sản của huyện không ổn định, giảm mạnh gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khả năng huy động đóng góp để xây dựng nông thôn mới. Hạn chế về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dẫn đến đầu tư thiếu đồng bộ cho các Chương trình Nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước có lúc, có nơi chưa kịp
thời, ý thức chấp hành Luật pháp của một số người dân chưa tốt. Một số chính
quyền ở cơ sở, đơn vị chưa chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành;
năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu
Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân nêu trên trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Đứng trước những biến động của nền kinh tế, yêu cầu đặt ra đối với văn phòng là phải luôn luôn nắm bắt được tình hình, thông tin về các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để tham mưu cho lãnh đạo huyện chỉ đạo, điều hành một cách linh hoạt, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
2.2. Khái quát về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông