1.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.3.1. Nhận thức của Đảng về hoạt động giảm nghèo bền vững
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Đảng và Nhà nước coi vấn đề giảm nghèo bền vững vừa là m c tiêu, vừa là yêu cầu và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Với chỉ tiêu phấn đấu c thể: “Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm”. Trên cơ sở đó, chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững đã được xây dựng toàn diện, đa dạng theo nhiều hướng tiếp cận, nhằm giải quyết các nguyên nhân của ngh o đói, các nhu cầu thiết yếu của người nghèo, vùng nghèo.
Xóa đói, giảm nghèo vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư; vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới, dù mới ở thời kỳ quá độ. Do xuất phát điểm của nền kinh tế, cùng trình độ tổ chức, quản lý xã hội của đất nước khi bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn thấp, nên vấn đề bảo đảm an sinh xã hội trong đó có xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững đã được Đảng, Nhà nước xác định là m c tiêu, biện pháp cần tiến hành kiên trì, bền bỉ trong một thời gian dài.
Qua các kỳ đại hội, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững từng bước được xác lập, làm rõ và hiện thực hóa trên thực tế qua sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nhiệm v đặc biệt quan trọng này được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách hướng tới các đối tượng bị thua thiệt, áp d ng cho những vùng, miền chịu nhiều khó khăn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội do thiên tai, xã các trung tâm kinh tế - xã hội; bằng các biện pháp đầu tư đặc biệt, các chủ trương, chính
sách ưu đãi. Các nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo từ ngân sách nhà nước; từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.
Đảng đã có cách nhìn ngày càng toàn diện và đưa ra những chủ trương, biên phá thiết thực để giảm nghèo bền vững trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hóa – xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp đối với đối tượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.