2.2.4 .Hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập
Thứ nhất, điều kiện địa lý không thuận lợi, mưa lũ thất thường, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, địa hình chia cắt, dân cư sống phân tán; đất đai sản xuất nông nghiệp ít, đất xấu do bạc màu, điều kiện canh tác khó khăn, năng suất, sản lượng thấp; xuất phát điểm về phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh thấp. Sản xuất nông – lâm nghiệp, thủ công nghiệp chưa phát triển vẫn mang nặng tính chất của sản xuất tự cung tự cấp. Tuy vậy, có tới 87% thu nhập của các huyện dựa vào kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thu nhập thực tế của các hộ nghèo ở mức thấp. Lao động dựa vào tự nhiên và lao động thủ công là chính. Kết cấu hạ tầng kém, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở ph c v y tế, giáo d c, văn hóa thông tin chưa phát triển.
Thứ hai, một số chính sách, cơ chế trợ giúp kéo dài, chậm đổi mới như chính sách trợ giá, trợ cước, tuyển cử, cấp sách vở cho học sinh, cấp tạp chí và báo cho các chi bộ. Chậm đổi mới tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân, của cấp ủy, chính quyền các xã. Quy trình, thủ t c đầu tư còn rườm rà, thiếu sự chỉ đạo ở đầu mối dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, kém phát huy tác d ng.
Nhiều chương trình đầu tư cho các hộ ngh o nhưng cơ chế hỗ trợ đầu tư còn nhiều bất cập như đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu tập trung, chưa đủ độ và còn thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình dự án. Ngoài ra, có một số chính sách trợ giúp thì đúng nhưng cơ chế thực hiện chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.
Thứ ba, việc bố trí nguồn vốn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước còn có khoảng cách lớn giữa nhu cầu vốn của các chương trình giảm ngh o do nhà nước giao cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện với thực tế vốn được bố trí trong kế hoạch hàng năm, nhiều chương trình được triển khai trong thời gian qua làm phát sinh nhu cầu vốn lớn trong khi nguồn lực, khả năng tài chính của nhà nước và khả năng huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội có hạn nên luôn tạo căng thẳng về vốn, gây bị động cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Ngân hàng chính sách xã hội. Từ đó, việc bố trí vốn cho các chương trình dự án về giảm ngh o thường nhỏ, kéo dài gây khó khăn trong ổn định tư tưởng, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thứ năm, ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ở các cấp được thành lập mang tính hình thức, thiếu sự phối hợp giữa các ngành, thành viên, cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững ở cấp cơ sở chưa được bố trí. Cùng với đó, sự trùng lặp, chồng chéo khi giao nhiệm v quyền hạn cho các sở ban
ngành có liên quan gây ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, giao việc không đúng người.
Do đó, sự chỉ đạo của các cấp chưa đến được người nghèo và mang tính phong trào, làm giảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước.
Thứ sáu, nhận thức của bộ phận cán bộ, Đảng viên, chính quyền và các đoàn thể chính trị về công tác giảm nghèo còn hạn chế, dẫn đến lãnh đạo, chỉ đạo thiếu tập trung đồng bộ, một số nơi triển khai còn mang tính hình thức. Đội ngũ cán bộ công chức thực thi công tác giảm nghèo phần lớn là kiêm nhiệm nên còn hạn chế về năng lực chuyên môn.
Năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế, không hiểu rõ quy trình, khó hoàn thành các biểu mẫu như yêu cầu, không cập nhật được các quy định liên quan. Vì vậy, công tác đánh giá, rà soát hộ nghèo còn thiếu chính xác. Xác định thực trạng và nguyên nhân đói ngh o chưa rõ nét nên chưa đưa ra được những biện pháp sát thực tế để thực hiện giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả của chương trình, dự án trên địa bàn chưa cao, chưa thu hút khai thác có hiệu quả nguồn lao động tại chỗ, chưa làm thúc đẩy tiềm năng trên địa bàn, chưa có bước đột phá tạo động lực ganh đua trong cộng đồng dân cư, chưa vận d ng lồng ghép có hiệu quả thực sử d ng được nhiều nguồn lực để tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế, giảm ngh o trên địa bàn.
Hiện tượng hộ ngh o càng điều tra càng có xu hướng tăng do nhiều gia đình muốn nhập hộ nghèo hay không chịu nhận thoát ngh o để được hỗ trợ, để được bao cấp cho không tiếp.
Thứ bảy, trình độ nhận thức, ý thức tự vươn lên của đa số hộ nghèo còn thấp. Nhiều chương trình, dự án cho vay giải quyết việc làm, cho vay đầu tư sản xuất không được nhân dân sở tại ủng hộ vì tư tưởng muốn được cho không, muốn được bao cấp đã khiến người dân không mặn mà với việc vay vốn cũng như chịu khó động não tính toán đầu tư cho sản xuất, mạnh dạn vay
vốn để phát triển, để hưởng thành quả cho chính gia đình mình trong việc giảm nghèo bền vững.
Tình trạng có đất mà không chịu trồng; có trâu bò mà không chịu chăm sóc; không biết sử d ng nguồn vốn vay ưu đãi để tổ chức sản xuất; nhiều hộ thuộc diện được hỗ trợ làm nhà nhưng cũng không biết xoay sở làm sao để có nguyên liệu cũng như kinh phí để xây nhà.
Mỗi năm đến kỳ giáp hạt, huyện phải dành số tiền lớn để người dân đề phòng “cứu đói mùa giáp hạt”; nhà cửa xuống cấp, hư hỏng hoặc không có nhà cũng được cấp, hỗ trợ; đi học được miễn học phí; chính sách bảo hiểm, ý tế và hàng loạt ưu đãi khác về cây trồng, vật nuôi, công c sản xuất. Do đặc điểm của nền kinh tế tự cung tự cấp nên tư tưởng của nhân dân thường thỏa mãn, bằng lòng, ỷ lại, trông chờ nhiều vào thiên nhiên và vào sự bao cấp của Nhà nước. Thay vì đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập ổn định hoặc mang gửi ngân hàng lấy lãi thì ung dung lo mua sắm, lâu dần tiêu hết tiền, đất không còn quay trở lại ngh o và rất nhiều câu chuyện “ỷ ngh o” khác nữa.
Tiểu kết chương 2
Toàn bộ chương 2 là bức tranh khái quát về thực trạng nghèo của tỉnh Luông Pha Băng và hoạt động giảm nghèo gắn với phát triển bền vững đã thực hiện ở vùng này. Qua phân tích số liệu từ khảo sát thực tế và sử d ng số liệu từ những tài liệu chính thức để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo trong tỉnh. Với những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác giảm nghèo, những mâu thuẫn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay, có thể thấy, giải quyết vấn đề đói ngh o - đặc biệt là để giảm nghèo mang tính bền vững đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của tất cả ngành, các cấp và rất nhiều các giải pháp trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Những phân tích của chương này sẽ là cơ sở để đề xuất hệ thống các giải pháp ở chương tiếp theo.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH LUÔNG PHA BĂNG