.Nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 33)

1.2.1.Xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững

Vai trò của nhà nước được xác định trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững là phải hoạch định một cách c thể theo lộ trình vạch sẵn kèm theo các chỉ tiêu, tiêu chí phải đạt được cho việc giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án đầu tư cho các tỉnh nghèo. M c tiêu tổng quát về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là đưa Lào ra khỏi tình

trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; có chính sách đồng bộ, có hướng dẫn c thể phù hợp với từng vùng để đảm bảo cơ bản xóa hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo, giải quyết các tệ nạn xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. Xóa đói giảm ngh o được đặt thành một bộ phận của Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, coi đó là một nhiệm v trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo.

Thông qua việc ban hành các chiến lược, chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững như chiến lược toàn diện về xóa đói giảm nghèo, Nghị quyết số 06 về tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Lào trong thời kỳ mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước Lào đã c thể hóa được m c tiêu với từng lộ trình thực hiện; hệ thống giải pháp để thực hiện m c tiêu để chủ động điều tiết các nguồn lực của toàn xã hội vào m c tiêu và hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia.

1.2.2.Tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo bền vững

Sự thành công hay thất bại của một tổ chức ph thuộc vào vai trò của đội ngũ cán bộ công chức. Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững muốn đạt kết quả tốt, phải có tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo với đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn và kỹ năng tốt.

Bộ máy làm công tác giảm nghèo bền vững được tổ chức thống nhất từ Trung ương tới địa phương; đứng đầu là Chính phủ. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo; giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì, chỉ đạo các chương trình giảm nghèo, phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của các Chương trình. Chính phủ phân công nhiệm v và quyền hạn cho từng Bộ, ban, ngành trong công tác quản lý nhà nước về giảm

nghèo bền vững gắn với từng ngành, từng lĩnh vực c thể. Ở địa phương, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước ở địa phương về giảm nghèo bền vững c thể là:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện ngh o, căn cứu Nghị quyết này tổ chức phê duyệt Đề án của các huyện nghèo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các m c tiêu, nhiệm v của Chương trình, bố trí đủ vốn đầu tư cho các huyện nghèo trong trong mức vốn được phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm của các huyện ngh o; hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Ủy ban nhân dân các huyện ngh o căn cứ vào m c tiêu, nhiệm v , cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước để xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp) để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.

Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện

Đối với từng chương trình xóa đói giảm nghèo, ban chỉ đạo chương trình được thành lập để thống nhất quản lý và là đầu mối thực hiện chương trình. Nhà nước cũng thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, ph cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm v .

Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đề ra cơ chế phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Ph nữ để tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ, giúp đỡ các huyện nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua các phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Nhà nước phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề chủ trì tổ chức vận động các thành viên tham gia các phong trào nhận đỡ đầu, kết nghĩa hỗ trợ các huyện nghèo về phát triển cơ sở hạ tầng ph c v sản xuất, đời sống của nhân dân, hỗ trợ chế biến, tiêu th sản phẩm, dạy nghề, tạo việc làm.

1.2.3. Chuẩn bị nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nguồn lực cần thiết cho giảm nghèo bền vững không chỉ bao gồm nguồn lực tài chính mà còn cả nguồn nhân lực, các điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu. Nhà nước cần huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo và thực hiện lồng ghép, sử d ng hiệu quả các nguồn lực. Trong đó ngân sách Trung ương sẽ cân đối để đảm bảo chi cho nhiệm v này đồng thời đề nghị các địa phương tiết kiệm chi để bố trí thêm. Bên cạnh đó, cần huy động và sử d ng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng; khuyến khích nỗ lực vươn lên của người nghèo, hộ nghèo.

1.2.4. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Nhà nước tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững thông qua việc thực hiện các giải pháp đã đề ra. Để đưa các m c tiêu chính sách vào thực tế. Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thường bao gồm những bước sau đây:

Xây dựng và ban hành quyết định, chương trình, dự án thực thi chính sách: Các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững thường có thời gian thực hiện khá dài từ 5 – 10 năm hoặc nhiều hơn. Do vậy, trong khi thực hiện các chính sách này, Nhà nước phải xây dựng và ban hành các quyết định, dự án, đề án để c thể hóa m c tiêu và xác định giải pháp trong từng giai đoạn c thể.

Tổ chức thực hiện quyết định, chương trình, dự án: Những công việc của bước này bao gồm: Xây dựng kế hoạch tổ chức tiến hành văn bản hoặc lập kế hoạch thực hiện chương trình dự án (kế hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện); Tuyên truyền, phân bổ nội dung chương trình, dự án; Tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Tuyên truyền và phổ biến chính sách: M c đích của tuyên truyền và phổ biến chính sách là để các đối tượng thuộc chính sách giảm nghèo bền vững biết được vai trò của chính sách, nắm rõ được m c tiêu và giải pháp chính sách. Hình thức tuyên truyền rất đa dạng như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu hiệu; thông qua các tổ chức chính trị - xã hội để họ phổ biến cho các hội viên của mình; thông qua các cán bộ xã, trưởng thôn, trưởng bản

Sơ kết, tổng kết việc thực thi chính sách: Nhằm theo dõi tiến độ thực hiện chính sách cũng để kịp thời điều chỉnh sai sót nếu có, Nhà nước thường thực hiện sơ kết giữa nhiệm kỳ một chính sách hoặc tổng kết việc thực hiện chính sách trong cả giai đoạn.

1.2.5. Tập huấn, đào tạo cho các đối tượng thuộc chính sách giảm nghèo bền vững

Đối tượng thuộc chính sách giảm nghèo bền vững đã thực sự được Nhà nước và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội quan tâm và tìm nhiều biện pháp tiếp cận, hỗ trợ giúp đỡ bằng nhiều hình thức để thoát nghèo và giảm ngh o nhanh. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu, như đầu tư hỗ trợ

sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội, để giúp đỡ và bảo vệ người ngh o. Trong đó, một nội dung không thể không nhắc đến là tập huấn, đào tạo cho các đối tượng thuộc chính sách nghèo.

Từ những năm 2000 đã có rất nhiều chương trình dự án được phê duyệt và thực hiện cho công tác xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa của cả nước như chương trình 125/CP, chương trình 137/CP, chương trình 128/CP, Không để những chương trình đầu tư hỗ trợ mang tính bao cấp, làm tăng tính trông chờ, th động, ỷ lại của một bộ phận nhân dân đồng bào ngh o đói, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, vận động thuyết ph c người dân được hưởng lợi từ các chương trình giảm nghèo bền vững phải nỗ lực vươn lên. Sự hỗ trợ của Nhà nước, của xã hội chỉ là chất kích thích, là động lực và là tạo đà cho đối tượng chính sách giảm ngh o đứng lên hăng hái lao động sản xuất để chiến thắng đói ngh o. Nhà nước đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo cho đối tượng ngh o đói cách thức hiệu quả nhất để sử d ng nguồn trợ giúp của Nhà nước và của xã hội, hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện c thể để các đối tượng biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro.

1.2.6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát đánh giá để đảm bảo các chính sách giảm nghèo bền vững được thực hiện với hiệu quả cao nhất. Để đánh giá được khách quan, trung thực, có chất lượng các chương trình chính sách giảm nghèo bền vững đòi hỏi các thông tin thu thập phải đảm bảo tính hệ thống; tính toàn diện; sát thực và phải được cập nhật thường xuyên. Qua thực hiện bộc lộ những bất cập sẽ được xử lý thích hợp, có những điều chỉnh tổng kết kịp thời để điều chỉnh m c tiêu hoặc giải pháp của các chính sách giảm

nghèo bền vững sao cho sát với thực tiễn và bổ sung cho giai đoạn sau những bài học, kinh nghiệm quý định hướng cho chính sách đi đúng hướng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)