Ban hành chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56 - 60)

1.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.3.3 .Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông

2.2.1. Ban hành chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động giảm nghèo bền vững thì Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2006/QĐ – TTg ngày 06/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình m c tiêu quốc gia giảm ngh o giai đoạn 2006 – 2010, Quyết định số 1357/2012/QĐ – TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình m c tiêu quốc gia giảm ngh o giai đoạn 2012- 2015 và Quyết định số 1608/QĐ – TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình m c tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020.

Trên cơ sở đó, tỉnh Luông Pha Băng và các huyện ngh o đã ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động giảm nghèo bền vững như:

Quyết định số 167 – QĐ/TU ngày 25/3/2016 của Tỉnh ủy về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Luông Pha Băng, giai đoạn 2016 – 2020.

Kế hoạch 189/KH- UBND ngày 12/2/2016 của UBND tỉnh Luông Pha Băng về ban hành kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận ngh o năm 2016. Trên cơ sở đó, các UBND các huyện ban hành Kế hoạch về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận ngh o năm 2016. Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo – an sinh xã hội năm 2016. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình giải quyết việc làm – xóa đói giảm ngh o (năm 2013). Quyết định kiện toàn Ban

chỉ đạo giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2013 đến năm 2020 của UBND các huyện (năm 2015). Quyết định về việc điều động, phân công cán bộ tham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND tỉnh và UBND huyện. Kế hoạch thực hiện chương trình về giải quyết việc làm – giảm ngh o. Hướng dẫn số 1208/HD – SLĐTBXH ngày 02/6/2015 của Sở Lao động động – Thương binh và Xã hội tỉnh Luông Pha Băng về việc Hướng dẫn quy trình đối thoại giảm nghèo cấp huyện, xã. UBND các huyện đã ban hành Hướng dẫn quy trình đối thoại giảm nghèo cấp xã.

Dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật đã được tỉnh ban hành hàng năm, theo tình hình thực tế kết quả triển khai tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững, sở Lao động – Thương binh và xã hội tham mưu với UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo c thể đến các ngành, các cấp, tổ chức hội đoàn thể để tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án, hoạt động giảm ngh o trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch rà soát hộ nghèo, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiền điện, bảo hiểm y tế )

UBND huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ban ngành về chương trình m c tiêu giảm nghèo bền vững xuống tận cơ sở, xây dựng các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh ủy, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức lồng ghép với các chương trình dự án.

Bên cạnh đó, việc ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn có những mặt hạn chế. Những văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ. Do chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các ban, ngành của tỉnh dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án lớn. Như đề án giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề

cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015, chưa thực sự căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu đào tạo nghề của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để định hướng, mà còn theo phong trào, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả giải quyết việc làm chưa cao. Trong hoạt động tổ chức thực hiện thì chưa theo sát liên t c trong việc đôn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số huyện thực hiện không quyết liệt, việc báo cáo thực hiện chậm và không đầy đủ.

Việc rà soát hộ ngh o hàng năm (theo quy định tại thông tư 04/2006/TT – BLĐTBXH ngày 8/2/2006 về hướng dẫn quy trình rà soát hộ ngh o) chưa chính xác, do đó một số chính sách, dự án giảm ngh o tác động không đúng đối tượng, mặt khác một bộ phận người nghèo lại không được hưởng lợi từ Chương trình.

Hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người nghèo, hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát ngh o, khắc ph c được chương trình trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn cộng đồng trong việc chung tay giúp đỡ người nghèo trong công cuộc thực hiện m c tiêu giảm ngh o, coi đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội để giúp người ngh o vương lên thoát ngh o. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tập, dân cư khu vực miền núi cao sống giải rác, phân tán nên việc thực hiện công tác còn chưa triệt để, tài liệu tuyên truyền chưa thực sự sinh động, chưa mang tính bản sắc dân tộc. Đồng thời, bệnh thành tích ở một số nơi cũng là trở ngại không nhỏ trong hoạt động giảm nghèo bền vững. Hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua chưa chú trọng tham khảo ý kiến người dân, đặc biệt là người ngh o chưa sát thực tế, chưa giành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo.

Nhiều địa phương đã làm tốt hoạt động giảm nghèo, tuy nhiên còn một số địa phương chưa coi trọng hoạt động giảm ngh o như: không thành lập

hoặc duy trì hoạt động hoặc ban chỉ đạo giảm nghèo không hoàn thành chức năng nhiệm v được giao, không thực hiện lồng ghép, đầu tư chồng chéo, thất thoát, lãng phí vốn, hiệu quar vốn đầu tư giảm nghèo kém. Việc phối hợp giữa các ban ngành còn kém, chưa phát huy hết khả năng nên việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế. Thông qua thực tế điều tra bằng bảng hỏi tại các huyện Chom Phết, Pác U, Xiêng Ngân, Thôn Phong, Năm Bạc, Phôn Xay, Mường Ngoi, Phu Khun, sự đánh giá về các văn bản pháp luật được ban hành với điều kiện của địa phương của các đối tượng có liên quan thể hiện thông qua nhóm biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người dân về các văn bản pháp luật được ban hành với điều kiện của địa phương.

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu khảo sát tháng 9 năm 2017)

Qua biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy sự đánh giá về các văn bản pháp luật về giảm ngh o được ban hành so với điều kiện của địa phương khá phù hợp chiếm tỷ lệ cao trên 85%. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả của việc ban hành những văn bản pháp luật về giảm nghèo này. Bởi vì bất cứ chương

85% 12%

3%

trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo nào nếu không phù hợp với điều kiện của địa phương thì sẽ rất khó được triển khai một cách thuận lợi cũng như đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)