Tình hình đói nghèo ở Luông Pha Bang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 53 - 56)

1.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.3.3 .Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư và điều kiện kinh tế-xã hộ

2.1.3. Tình hình đói nghèo ở Luông Pha Bang

Luông Pha Băng là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái cũng như an ninh - quốc phòng của nước ta. Xác định được vai trò, tầm quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm ngh o khu vực Tây Bắc với công cuộc đổi mới của cả nước, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào ta thường xuyên chỉ đạo quyết liệt các bộ, ban, ngành cùng các địa phương trong tỉnh chủ động phối hợp triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án quan trọng, cơ chế, chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới xóa đói, giảm ngh o bền vững.

Tuy có xuất phát điểm thấp, khó khăn hơn nhiều tỉnh trong cả nước, nhưng nhờ tích cực thực hiện Chương trình m c tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Luông Pha Băng đã đạt được những kết quả nhất định. Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệt, nhất là về giao thông, điện, nước sạch, công tác xóa nhà tạm Đến hết năm 2014, đã có 94% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung về nông thôn mới (tỷ lệ bình quân cả nước là 96,4%). Nhiều xã đã hoàn thành quy hoạch chi tiết sản xuất, quy hoạch chi tiết hạ tầng kinh tế - xã hội, phê duyệt xong đề án chi tiết Bình quân các xã trong khu vực đã đạt 7,5 tiêu chí (tăng 3,8 tiêu chí so với năm 2010). Các chương trình, dự án về giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn như Chương trình 135, Chương trình 30a... được hướng dẫn, triển khai các bước theo tiến độ trên địa

bàn Tỉnh. Nhiều huyện trong tỉnh cũng đã chủ động đầu tư xây dựng mô hình phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, tập trung vào các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, cây lương thực chất lượng cao và cố gắng nhân rộng, như: mô hình trồng chè giống mới ở Viêng Khăm; mô hình nuôi bò sinh sản ở huyện Nan; mô hình chế biến chè ở Năm Bạc; mô hình trồng mít Thái Phu Khun... Công tác bố trí dân cư trong tỉnh những năm qua cũng góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định cho đối tượng là những người có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện nghèo ở các vùng dễ xảy ra rủi ro. Tính đến hết năm 2014, Luông Pha Băng đã thực hiện bố trí ổn định cho 3.318 hộ, trong đó ổn định tại chỗ đạt 8%; di dân tập trung đạt 21%; xen ghép đạt 30%. Nhiều hộ được di chuyển ra khỏi vùng thiên tai (sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập lũ), vùng đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tây Bắc được chú trọng để thực hiện mực tiêu xóa đói, giảm ngh o. Năm 2014, tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp của vùng là 37.000 người, nhiều lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhiều mô hình dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp được triển khai rộng rãi và được nhân rộng hiệu quả ở một số địa phương, không chỉ tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động nông thôn về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với việc phát triển nguồn nhân lực và xóa đói, giảm nghèo.

Tính đến hết năm 2015, tổng nguồn vốn huy động trên toàn tỉnh Luông Pha Băng đạt hơn 128 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 16% so với năm 2014), trong đó, tổng nguồn vốn huy động tại 8 huyện có hộ nghèo cao (Chom Phết, Pác U, Xiêng Ngân, Thôn Phong, Năm Bạc, Phôn Xay, Mường Ngoi, Phu Khun) đạt hơn 25 nghìn tỷ kíp , chiếm tỷ trọng 36,7%/tổng nguồn vốn của tỉnh, tăng hơn 14% so với năm 2014. Đóng vai trò là ngân hàng chủ lực trong cho vay

xóa đói, giảm ngh o, trong 5 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay hộ ngh o và các đối tượng chính sách khác trong tỉnh với doanh số cho vay đạt 15.658 tỷ kíp, doanh số thu nợ đạt 8.905 tỷ kíp. Đối với 8 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 20% (Chom Phết, Pác U, Xiêng Ngân, Thôn Phong, Năm Bạc, Phôn Xay, Mường Ngoi, Phu Khun), dư nợ tại 8 huyện này đến hết tháng 11-2015 đạt trên 2 nghìn tỷ kíp, chiếm gần 40% tổng dư nợ tín d ng chính sách trong cả tỉnh, với 480.000 hộ ngh o và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, dư nợ bình quân hộ ngh o đạt 30 triệu đồng/hộ vay.

Với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được tỉnh Luông Pha Băng xác định là nội dung quan trọng trong các kế hoạch kinh tế - xã hội. Đây cũng là tỉnh đạt được thành tích giảm nghèo nhanh nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 34,41% vào thời điểm cuối năm 2009 xuống còn 18,26% vào cuối năm 2014, còn khoảng 15% vào cuối năm 2015, bình quân giảm 3,91%/năm, cao gần gấp đôi so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn quốc trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, đất sản xuất, kết cấu hạ tầng còn thấp, trình độ dân trí chưa cao nên tỷ lệ hộ nghèo của Luông Pha Băng vẫn cao gấp 1,7 lần bình quân cả nước và khoảng cách này có nguy cơ ngày càng rộng ra.

Theo thống kê, các M c tiêu phát triển thiên niên kỷ chưa hoàn thành tại Lào hiện nằm ở một số địa bàn và nhóm dân cư, nhất là vùng dân tộc thiểu số, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa ở Luông Pha Băng. Kết quả đạt được của một số M c tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với các dân tộc thiểu số, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đang còn cách xa so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ nghèo về thu nhập của các hộ trong tỉnh hiện cao hơn 3,5 lần mức trung bình cả nước. Nhiều chỉ số về đói, ngh o; phổ cập giáo d c tiểu học; tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho ph nữ; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; nâng cao sức khỏe bà mẹ; vệ sinh môi

trường... có khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa các nhóm dân tộc thiểu số, hay giữa các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với các vùng đồng bằng, đô thị. Việc chậm theo kịp tiến độ thực hiện các M c tiêu Phát triển thiên niên kỷ ở đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy nhiều khó khăn và thách thức mà Nhà nước Lào cần vượt qua để giảm nghèo ở mọi hình thái, mọi chiều ngoài chiều thu nhập, hướng tới m c tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)