Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững, các cấp chính quyền cần tăng cương hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức đơn vị liên quan trong hoạt đông giảm nghèo bền vững.
Kiện toàn Ban chỉ đạo về giảm nghèo bền vững ở các cấp giai đoạn 2016 – 2020: rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm v , sát với thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo. UBND các cấp cần phải phân công nhiệm v c thể cho các ban, ngành có liên quan có những nhiệm v c thể, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm v , quyền hạn.
Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm ngh o ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã ngh o, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết thực hiện Chương trình M c tiêu quốc gia giảm ngh o bền vững với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của Chương trình.
3.2.3. Tăng cường về nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Trước hết, tuyên truyền cho mọi người dân nói chung và người nghèo nói riêng hiểu được vì sao phải XĐGN. Người nghèo cần phải hiểu được rằng mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Một đất nước có nhiều hộ nghèo sẽ là một đất nước nghèo, một đất nước nghèo sẽ là một đất nước yếu, một đất nước yếu thì rất dễ lệ thuộc về kinh tế, chính trị và trở thành nô lệ của nước khác. Người ngh o cũng phải thấy được cái vòng luẩn quẩn của đói ngh o từ đói ngh o do thiếu ăn sẽ sinh ra ốm đau bệnh tật, dẫn đến thất học, thiếu việc làm và lại trở về với đói ngh o. Chính vì vậy, người nghèo phải tìm mọi cách để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Cần phải giải thích cho người nghèo thấy được rằng, ngh o đói không phải là cái xấu nhưng nếu không cố gắng thoát ra khỏi ngh o đói khi có điều kiện, luôn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, thì đó mới chính là một tội lỗi. Người ngh o cũng
cần hiểu rằng, chính vì ngh o đói, vì thiếu hiểu biết nên trong thời gian qua họ đã huỷ hoại phần lớn môi trường thiên nhiên môi trường sống của chính bản thân họ. Cho nên, xoá đói giảm nghèo là m c tiêu lớn, là nhiệm v của mọi Chính phủ, nhưng trước hết phải là nhiệm v của chính những người nghèo tự vươn lên nắm bắt những cơ hội, mà Chính phủ và các nhà tài trợ đã dành cho họ để thoát khỏi ngh o và vươn lên làm giàu.
Nguồn nhân lực ph c v hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững chính là đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động giảm nghèo bên vững. Đây là nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững nói riêng. Bởi lẽ, đây là hoạt động nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để có thể ph c v tốt nhất hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp v và đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức làm hoạt động giảm nghèo. Các cấp chính quyền cần chú trọng một số nội dung sau:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm hoạt động giảm nghèo bền vững; giảm tình trạng cán bộ kiêm nhiệm, một lúc thực hiện nhiều công việc.
Hai là, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Trên thực tế còn tồn tại không ít những tiêu cực như việc trợ cấp sai đối tượng, không đúng thời gian, cắt giảm chế độ trợ cấp xã hội
Ba là, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất và tinh thần một cách kịp thời, chính đáng để tạo động lực cho họ yên tâm hoàn thành nhiệm v . Cần đầu tư kinh phí và tăng cường các khoản lương, thưởng, ph
cấp cho cán bộ chuyên trách hoạt động giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, cơ chế đầu tư tài chính cho cán bộ kiêm nhiệm.