2.2.4 .Hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua hoạt động giảm nghèo bền vững của tỉnh Luông Pha Băng đã đạt những thành tựu cơ bản: tỷ lệ hộ giảm ngh o nhanh và cơ bản đạt được m c tiêu qua các năm; thu nhập của người ngh o tăng lên cùng với mức tăng thu nhập của nền kinh tế; tỷ lệ hộ tái nghèo giảm theo các năm Để đạt được thành tựu ấy, không thể phủ nhận những đóng góp của hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
Một là, trên cơ sở phân tích các dữ liệu điều tra, rà soát về hộ nghèo, các chương trình, chính sách cơ bản xác định rõ về giải quyết đất đai cho các hộ không có đất sản xuất; giải quyết việc làm; về tín d ng; về đầu tư các dịch v xã hội cơ bản, làm rõ nhu cầu đầu tư giáo d c, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin; về công tác thi đua – khen thưởng để động viên hộ
68% 13% 19% Thường xuyên Công khai Đúng quy định
nghèo; về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng, nỗ lực vươn lên thoát nghèo; phân công cán bộ, công chức giúp đỡ hộ nghèo về kiến thức và kinh nghiệm làm ăn.
Chính quyền tỉnh Luông Pha Bang đã ban hành hàng loạt các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững góp phầm hỗ trợ cho sản xuất và xây dựng hạ tầng. Trong đó, các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững đã tập trung vào: phát triển các loại vật nuôi, cây trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, khuyến khích người dân phát triển các sản phẩm theo nhu cầu thị trường; tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu th sản phẩm, hình thành các chuỗi giá trị trong nông nghiệp; phát triển cây công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển các làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số; phát triển thương mại nội địa, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch; phát triển các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các cơ sở giáo d c nghề nghiệp; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông liên huyện, liên xã, các hệ thống công trình thủy lợi.
Những cơ chế, chính sách do chính quyền địa phương tỉnh Luông Pha Băng đều đảm bảo được tính hợp pháp, phù hợp với những Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Chỉ thị của UBND tỉnh về hoạt động giảm nghèo bền vững đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng huyện góp phần giảm nghèo bền vững.
Hai là, các ban chỉ đạo hoạt động khá hiệu quả trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững cũng như các m c tiêu trong kế hoạch giảm ngh o hàng năm và 5 năm; tất cả các huyện nghèo của
tỉnh Luông Pha Bang đều được thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững cấp huyện. Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững của tỉnh Luông Pha Bang có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững 5 năm và hàng năm; triển khai thực hiện nhiệm v và giải pháp, nhu cầu kinh phí thực hiện m c tiêu giảm nghèo của địa phương; chỉ đạo các UBND xã thành lập Ban chỉ đạo cấp xã; đôn đóc, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo; tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ hàng năm, 5 năm thực hiện m c tiêu giảm nghèo của huyện; sâu sát trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo ở địa phương trong việc trang bị cho người nghèo kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, mối quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững của các huyện cũng khá chặt chẽ, tạo cơ sở để hiện thực hóa các m c tiêu giảm nghèo bền vững trong kế hoạch giảm ngh o cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện.
Ba là, hàng năm, bằng nguồn ngân sách, tỉnh Luông Pha Bang đã tổ chức tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo bền vững. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng rất đa dạng từ việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững; tập huấn triển khai các chương trình m c tiêu quốc gia, chương trình của tỉnh; phổ biến học tập kinh nghiệm, các mô hình giảm nghèo bền vững có hiệu quả của các địa phương Cán bộ thực hiện hoạt động giảm nghèo là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện m c tiêu, chỉ tiêu của Chương trình m c tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và thực hiện có hiệu quả chính sách, dự án giảm nghèo. Do vậy ngoài các công tác cán bộ khác, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo bền vững ở các huyện nghèo của tỉnh Luông Pha Bang được đặc biệt quan tâm
nhằm tạo ra đội ngũ nhân sự có năng lực tốt, có sức truyền đạt và thuyết ph c người nghèo dựa vào nội lực tự vươn lên. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các huyện ngh o cũng chú trọng tập huấn kiến thức cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là một lực lượng đóng vai trò quan trọng nhằm tuyên truyền, thuyết ph c người dân thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững.
Công tác này đã thu hút được hàng nghìn cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo bền vững trong đó có cả các bí thư, lãnh đạo của chính quyền địa phương các huyện, xã.