Kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 38)

1.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.3.3 .Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

1.3.5. Kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, đô thị hóa

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp tới hoạt động giảm nghèo, tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ đối với người ngh o. Đồng thời, tạo nhiều cơ hội cho người nghèo tham gia vào các ngành nghề, tạo việc làm tăng thu nhập. Hoạt động giảm nghèo cần thiết phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định tới sự phát triển các lĩnh vực hoạt động khác, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Tăng

trưởng với chất lượng cao tạo nên nguồn nhân lực lớn về vật chất cho nhà nước hình thành và thực hiện các chính sách, chương trình về giảm nghèo. Mặt khác, kinh tế thị trường phát triển đồng nghĩa với việc khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả hơn, giải quyết tốt khả năng tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững.

C thể hơn toàn cầu hóa, đô thị hóa buộc đất nước phải đối mặt với những nguy cơ t t hậu và nhận thấy rõ được những hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó khiến doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt, để hoặc tận hưởng những cơ hội mà nó mang lại, hoặc chấp nhận bị phá sản. Vì thế, nó sẽ kéo theo hệ quả thất nghiệp nhất là nguyên nhân của sự lan tràn các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thị trường, mức sống của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến những người có mức thu nhập thấp.

Đất nước đang trong quá trình toàn cầu hóa, điều này mang đến cho chúng ta nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức lớn. Toàn cầu hóa là một quá trình hội nhập trên nhiều phương diện khác nhau và nhiều cấp độ khác nhau. Các phương diện chủ yếu có thể kể đến như thị trường vốn, công nghệ, môi trường, phòng chống tội phạm, ngăn ngừa dịch bệnh và ô nhiễm Ngoài những cơ hội, chúng ta phải đối mặt với sự t t hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt, tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hướng tăng, sự lo ngại về mất bản sắc, đồng hóa hay là sự hủy hoại văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh luông pha băng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)