1.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.3.3 .Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
1.3.4. Văn hóa, phong tục, tôn giáo
Văn hóa, phong t c, tập quán có ảnh hưởng lớn tới đời sống của người ngh o, đặc biệt là người nghèo huyện miền núi. Một số các dân tộc thiểu số, tập quán du canh dư cư vẫn còn khá phổ biến. Đây là một phương thức sản xuất và sinh hoạt tương đối lạc hậu, lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Du canh để lại hậu quả xấu về kinh tế - xã hội và môi trường. Canh tác nương rẫy du canh kéo theo nó là du cư khiến cho tổ chức xã hội bị phân tán, nhỏ hẹp, không ổn định mà đời sống người dân luôn nghèo khổ, lạc hậu. Canh tác du canh có năng suất và sản
lượng rất thấp, bấp bênh. Con người luôn bị đói ăn vì lương thực trồng trên rẫy chỉ đủ cho họ trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, còn khoảng thời gian còn lại họ phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Họ phải vật lộn với đói rách, bệnh tật hoành hành. Con người luôn phải đi tìm đối tượng sản xuất nên bản làng của cư dân nhỏ bé, tổ chức lỏng lẻo, nhà cửa sơ sài, tạm bợ, đồ dùng sinh hoạt và công c sản xuất thiếu thốn. Tập quan du canh, du cư của một số đồng bào dân tộc đã làm cho tình trạng nghèo đói về lương thực, thực phẩm xảy ra thường xuyên. Chính tập quán này đã đẩy họ và tình trạng nghèo dai dẳng. Ngoài ra, một số phong t c tập quán lạc hậu như mê tín, dị đoan, cưới xin, ma chay nặng nề cổ hủ, nạn tảo hôn, sinh đẻ nhiều và hữu sinh vô dưỡng trong các dân tộc đã đang là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều khó khăn trong công tác giảm nghèo bền vững hiện nay.
Tôn giáo là một hình thái đặc thù của văn hóa, gắn bó với con người từ lâu đời và có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, chính trị, khoa học và đặc biệt là triết học. Tôn giáo nếu không bị lợi thì hoàn tòn đáp ứng những nhu cầu về tâm linh của con người, thuần túy tôn giáo và không làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của đồng bào có đạo, cũng như không có tiềm ẩn những nguy cơ đối với cộng đồng xã hội.