7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại – cơ sở pháp lý
1.2.1. Quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, là phương thức giám sát của nhân dân đối với nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước
Xuất phát từ tư tưởng “ lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nuớc, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân. Trong thư gửi đồng bào Liên khu IV, Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1995, Hồ Chủ tịch viết: “Nước ta là một nước dân chủ.
Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn,vv… Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết với nhân dân với Chính phủ. Khi ai có điều gì oan ức thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào biết rõ và khéo dùng quyền ấy”.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Kiểm soát có hai cách: một cách là từ trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”.
.- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của công dân là trách
nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước; góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Người nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Người đã nhiều lần chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu sắc của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Trong bài nói chuyện với cán bộ thanh tra tại Hội nghị Thanh tra toàn miền Bắc ngày 05 tháng 3 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, tố cáo, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại, tố cáo. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì
đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó, mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn”. Theo quan điểm của Người, giải quyết khiếu nại của dân chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Trong trường hợp các khiếu nại được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời và thỏa đáng thì những người dân đi khiếu nại, tố cáo và thậm chí cả những người sống chung quanh họ sẽ cảm thấy Nhà nước đã tôn trọng, lắng nghe ý kiến của họ, quan tâm, lo lắng đến quyền lợi của họ và cũng tự nhiên họ thấy Nhà nước gần gũi, gắn bó với họ và đã thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng ngược lại, nếu các khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị của dân được các cơ quan, cán bộ Nhà nước đón nhận bằng một thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm thì cũng chính những người dân đó sẽ hình thành tâm trạng thiếu tin tưởng và có xu hướng xa lánh các cơ quan quản lý. Vì vậy, việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các khiếu nại của công dân, gắn liền với nó là việc khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh những người sai phạm tất yếu sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt hơn.
Ngày 18-4-1970, ban Bí thư ra Chỉ thị số 176-CT/TW về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sát, thanh tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tố giác. Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành phải “coi trọng việc xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo… của quần chúng, cố gắng khắc phục tình trạng để các vụ khiếu tố ứ đọng lại nhiều và lâu ngày, hoặc chuyển đơn cho cấp dưới mà không theo dõi, kiểm tra cách giải quyết”. Ban Bí thư chỉ thị: “Từng thời gian nhất định, các đồng chí phụ trách chủ chốt các cấp, các ngành
phải nghe báo cáo và chỉ đạo việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo… của nhân dân và của cán bộ, đảng viên” [21, tr.43].
Trong những năm gần đây, trước tình hình khiếu nại phức tạp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có những văn bản chỉ đạo và định hướng rất cụ thể về trách nhiệm của Đảng, vai trò của Nhà nước và các đoàn thể trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu kiện góp phần giữ ổn định an ninh chính trị và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Trong Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay cũng đã tiếp tục nhấn mạnh đến trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chỉ thị yêu cầu: “Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp phải đặc biệt quan tâm đến việc tiếp dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếu nại, tố cáo…Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy và chính quyền địa phương cần phân công nhau bố trí lịch tiếp dân theo quy định của pháp luật, trực tiếp đối thoại với dân, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vụ việc đặc biệt phức tạp”. “Tăng cường và phát huy trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, gắn giải quyết khiếu nại, tố cáo với cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, coi hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức có trách nhiệm” [21, tr.44-45].
- Các cấp các ngành phải giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại
của công dân
Trong huấn thị về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19-4-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong lúc này,
có những cán bộ, đảng viên vì việc này việc khác mà kêu, cán bộ thanh tra cũng phải xem xét kịp thời, chóng chừng nào, hay chừng ấy. Đối với nhân dân việc kêu nài đi nữa, cán bộ thanh tra cũng phải đi thăm dò ý kiến nhân dân”.
Đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện nguyên tắc này trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tại Hội nghị công tác thanh tra toàn miền Bắc ngày 5-3- 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Về công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tố giác nhiệm vụ của các Ban Thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, kịp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy. Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, tố cáo hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại, tố cáo. Ta phải giải quyết nhanh, tốt, thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ luôn quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó, mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn”.
Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng khi đề cập đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng luôn nhấn mạnh đến việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân như là một yêu cầu, nguyên tắc quan trọng của công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi đề cập đến hậu quả của việc giải quyết không kịp thời các khiếu nại, Thông tri số 210- TT/TW ngày 22 tháng 12 năm 1967 của Ban Bí thư về việc tăng cường tổ chức của Ủy ban kiểm tra của Đảng và đẩy mạnh công tác thanh tra của các cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh: “Nhiều việc khiếu nại trong Đảng và của nhân dân, nhất là những vụ đảng viên, cán bộ làm sai đường lối, chính sách, vi phạm đến quyền lợi chính trị và kinh tế của nhân dân, chưa được giải quyết tốt, hoặc để ứ đọng, bê trễ, gây ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của đảng viên và nhân dân đối với cơ quan của Đảng và Nhà Nước”.
Chỉ thị số 76-CT/TW ngày 18 tháng 4 năm 1970 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã yêu cầu các cấp, các ngành phải “coi trọng việc xét và giải quyết nhanh, tốt hơn các khiếu nại, tố cáo, tố giác của quần chúng, cố gắng khắc phục tình trạng để các vụ khiếu tố, ứ đọng lại nhiều và lâu ngày, hoặc chuyển đơn khiếu tố cho cấp dưới mà không theo dõi, kiểm tra cách giải quyết”.
Từ quan điểm, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, khẩn trương, “sớm chừng nào hay chừng ấy” các khiếu nại, tố cáo đã nhận được. Điều đó đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhưng phải đảm bảo chất lượng quá trình giải quyết.
- Các cơ quan thanh tra nhà nước có trọng trách đặc biệt trong công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại
Mặc dù, pháp luật về khiếu nại đều thống nhất xác định trách nhiệm, thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, song trong điều kiện nào, giai đoạn nào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thống nhất một luận điểm cơ bản là đề cao vai trò, vị trí của các cơ quan thanh tra trong tiếp công dân, và giải quyết khiếu kiện của dân. Điều này phản ánh sự tin cậy của Đảng và Bác Hồ đối với ngành thanh tra. Từ sắc lệnh số 64-SL đến các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước và trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định nhiệm thanh tra của các cấp, các ngành:
- Thực hiện thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cấp, các ngành. “Các Ban thanh tra phải làm cho nghiêm chỉnh, kịp thời, làm sớm ngày nào tốt ngày đó…Các ban thanh tra đã
giúp giải quyết nhiều thư kêu nài của nhân dân, cán bộ nhân viên; nhờ vậy mà họ càng nhận rõ Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến lợi ích của họ”.
- Thực hiện công tác tiếp công dân; tiến hành thẩm tra, xác minh các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Cán bộ thanh tra phải “công minh, khách quan nghe không thiên lệch”, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân.