Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội’’. Nghị quyết số 08– NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”.

Khiếu nại liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước nên việc tuyền truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, không chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến công tác giải quyết khiếu nại mà phải mở rộng ra toàn xã hội.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật khiếu nại của cán bộ, công chức và nhân dân. Ngoài việc giúp cán bộ, công chức nắm được quy định của pháp luật trong giải quyết khiếu nại còn giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền khiếu nại. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại cần được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, phù hợp và được xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, lộ trình thực hiện, phù hợp với thực tiễn và phải đạt mục tiêu chung là tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân; góp phần ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)