7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một bộ phận không thể tách rời với xây dựng và thực thi pháp luật, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tất cả các đối tượng trong xã hội nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Để tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”. Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Tổng kết 03 năm thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016” [16], đạt được một số kết quả:
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại gồm: Luật Khiếu
nại, Nghị định số 75/2012/ NĐ -CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại và một số văn bản khác có liên quan như: Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Thanh tra, Luật Tố cáo, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn…
- Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại: Việc phổ
biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại của cán bộ, công chức và nhân dân ở xã, phường, thị trấn, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là công việc rất quan trọng. Do đó, đối tượng được phổ biến pháp luật về khiếu nại rất đa dạng, gồm cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân (bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp), trong đó, đối tượng được quan tâm, thường xuyên phổ biến pháp luật về khiếu nại là người dân ở cơ sở đặc biệt là người dân ở khu vực có dự án phải giải tỏa, thu hồi đất…
- Hình thức tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luận về khiếu nại:
+ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về khiếu nại cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, người dân
Trong 02 năm 2014, 2015 và 06 tháng đầu năm 2016, toàn thành phố đã tổ chức 659 cuộc tuyên truyền cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người chuyên trách, người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại với 46.726 lượt người tham dự (trong đó, cấp
Thành phố là 74 cuộc với 6.798 lượt người tham dự; cấp quận, huyện là 151 cuộc với 22.438 người tham dự; cấp xã, phường, thị trấn là 434 cuộc với 17.490 lượt người tham dự) và 3.039 cuộc tuyên truyền cho nhân dân ở xã, phường, thị trấn với 264.580 lượt người tham dự (trong đó, cấp Thành phố: 1.360 cuộc - 112.735 người tham dự; cấp quận, huyện: 141 cuộc - 21.699 lượt người tham dự; cấp xã, phường, thị trấn: 1.538 cuộc - 130.146 lượt người tham dự)
+ Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền pháp luật về khiếu nại
Hội đồng phổ biến, giáo dục thành phố đã in ấn phát hành các tài liệu pháp luật về khiếu nại bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng, cụ thể: sách pháp luật in nguyên bản; tài liệu hỏi đáp pháp luật; sổ tay pháp luật bỏ túi, tờ gấp có nội dung phổ biến pháp luật về khiếu nại, băng rôn, pano…Toàn thành phố đã cấp phát 151.825 cuốn sách, 443.944 tờ gấp, 49 băng đĩa và 53.251 bản tin và tài liệu khác.
+ Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật
Thông qua hội thi tìm hiểu pháp luật giúp người dự thi tự tìm hiểu nghiên cứu pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật. Tổ chức 20 Hội thi tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo với 2.418 lượt người tham dự, trong đó có 02 cuộc thi được tổ chức thi trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan (Ủy ban nhân dân Quận 1 và Thanh tra Thành phố), vừa thu hút đông đảo lượng thí sinh tham dự, vừa góp phần tuyên truyền rộng rãi quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo đến nhiều đối tượng trong cộng đồng.
+ Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan, đơn vị có liên quan đã xây dựng nhiều chuyên mục liên quan đến khiếu nại như: chương trình “Đối thoại trực tuyến với công dân”, “Đối thoại cùng chính quyền thành phố” với nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố; chương trình “Hộp thư truyền hình”, “Góc luật sư”, “10 phút tiếp dân”, “Chuyện không của riêng ai” của Đài Truyền hình Thành phố. Đồng thời, tiếp tục tăng cường các chương trình “Pháp luật và cuộc sống”, “Công dân và pháp luật”, tiết mục “Phản hồi đến bạn nghe Đài” phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố với thời lượng dành cho nội dung tuyên truyền pháp luật về Khiếu nại, tố cáo ngày một nhiều hơn. Có thể thấy, trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tận dụng những biện pháp truyền thông hiện đại để nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân là một giải pháp quan trọng và cần thiết và Đài Tiếng nói nhân dân, Đài Truyền hình là hai kênh thông tin được đông đảo người dân thành phố chọn nghe và phù hợp với nhiều đối tượng. Nội dung các chương trình phong phú, đa dạng, sinh động, trực quan, có sức lôi cuốn cao gắn liền với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhiều đối tượng cùng với đội ngũ cộng tác viên là những luật gia, luật sư nổi tiếng, có kinh nghiệm, đã góp phần đạt hiệu quả mục tiêu của Đề án không chỉ trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh mà còn lan tỏa đến các tỉnh, thành lân cận.
Bên cạnh việc xây dựng chuyên mục về kết quả giải quyết các đơn khiếu nại, hệ thống các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố (nhất là các báo: Pháp luật Thành phố, Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Người lao động) đã
tích cực thông tin, ghi nhận đưa tin, bài liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của lãnh đạo thành phố cũng như chú trọng đưa tin về những cá nhân, những tấm gương có tinh thần thẳng thắn góp ý được Đảng, Nhà nước động viên, khen thưởng. Trong đó, với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, Báo Sài Gòn Giải phóng đã thực hiện Trang chuyên đề pháp luật Khiếu nại, tố cáo bao gồm các chuyên mục phản ánh các cách làm hay trong việc thực hiện Đề án 1-1133 ở các ngành, đoàn thể, địa phương; phân tích, giới thiệu những điển hình trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại; hoạt động của lãnh đạo Thành phố và của sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; phổ biến pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; tư vấn pháp luật về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực; ý kiến người dân về việc thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại... Điều này không chỉ góp phần truyền tải sinh động những quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo mà còn nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật khi thực hiện quyền khiếu nại của người dân.
Cùng với chuyên mục “KHIẾU NẠI, TỐ CÁO” trên trang thông tin điện tử của Thanh tra Thành phố (www.thanhtra.hochiminhcity.gov.vn), các sở, ngành, quận, huyện cũng thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật, kết quả giải quyết và tin tức thời sự liên quan đến khiếu nại trên trang thông tin điện tử, góp phần tăng cường mạng lưới phổ biến, tuyên truyền về khiếu nại, tố cáo rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, hệ thống Đài truyền thanh, bản tin, trạm phát thanh của xã, phường, thị trấn cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo, mỗi ngày 02 lần vào buổi sáng và chiều với thời lượng phát thanh là 30 phút/ngày.
Qua thực tiễn tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, nhận thấy Ủy ban nhân dân thành Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật khiếu nại. Đặc biệt là từ khi thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại được quan tâm, triển khai thường xuyên đầy đủ hơn. Sự đổi mới về hình thức tuyên truyền qua các năm, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, giúp cho các buổi tuyên truyền trực quan, sinh động đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự phong phú, đa dạng cho hoạt động này. Việc thường xuyên tuyên truyền, cập nhật các quy định pháp luật liên quan mật thiết đến thực hiện quyền khiếu nại được người dân rất quan tâm và góp phần quyết định hiệu quả nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật của mọi đối tượng được tuyên truyền, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,