Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố hồ chí minh (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Các quy định của pháp luật đã ban hành chưa đảm bảo đồng bộ, thường xuyên thay đổi làm người áp dụng pháp luật lúng túng trong việc thực hiện, dẫn đến không nhất quán trong quan điểm vận dụng và cách xử lý giải quyết giữa các ngành, các cấp.

- Luật Khiếu nại đã bộc lộ những hạn chế, không phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập với sự gia tăng mỗi ngày và mạnh mẽ các quan hệ kinh tế - xã hội đã làm cho các quy định của Luật Khiếu nại lạc hậu, ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả giải quyết khiếu nại và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Lượng đơn khiếu nại nhiều, áp lực công việc cao đã tác động nhất định đến việc chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quản lý giải quyết khiếu nại.

- Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý giải quyết khiếu nại chưa cao.

Nguyên nhân chủ quan

- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn bị buông lỏng. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chưa chú trọng quan tâm đến kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, mà chỉ tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng qua báo cáo hoặc các cuộc họp.

- Trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, quan liêu, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ công vụ.

- Thủ trưởng một số sở, ngành, quận, huyện chưa thật sự quan tâm sâu sát đến trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại. Việc áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan với nhau dẫn đến việc giải quyết khiếu nại thiếu nhất quán, kéo dài.

- Việc xử lý các sai phạm trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại vẫn chưa thật sự triệt để, xử lý các sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính nể nang, né tránh, ngại đụng chạm.

- Một số sở, ngành, quận, huyện vẫn chưa quan tâm đến chế độ thông tin, báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, chưa phân tích, đánh giá sâu về kết quả công tác giải quyết khiếu nại tại địa phương, đơn vị, những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý để có hướng giải quyết kịp thời.

- Mức độ nhận thức pháp luật của một số người dân chưa cao đẫn đến công tác quản lý giải quyết khiếu nại còn gặp khó khăn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2 luận văn đã:

Thứ nhất, khái quát chung về tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân nhân Thành phố Hồ Chí Minh theo các nội dung được trình bày tại mục 2.2.

Thứ ba, từ những thực trạng trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Chương 2, luận văn tiến hành đánh giá công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nêu lên những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế. Trên cơ sở đó, phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và là cơ sở để luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 3.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

- Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại để có những chính sách phù hợp với công tác quản lý giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại đảm bảo

phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng mục tiêu Chương trình hành động về cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020 là: (1) Cải cách hành chính tiến hành trên cơ sở đồng bộ với thực hiện các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; (2) Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận lợi nhất cho nhân dân và doanh nghiệp, góp phần tích cực phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào công tác cải cách hành chính; (3) Xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu

lực, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân; đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; (4) Xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với đô thị đặc biệt tương thích với mô hình Chính phủ điện tử, có mô hình hiệu quả cho từng cấp, đảm bảo công khai minh bạch; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi nhằm giảm thiểu về thời gian và chi phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; (5) Phấn đấu Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) của thành phố nằm trong nhóm 05 địa phương dẫn đầu của cả nước.

Căn cứ mục tiêu cải cách hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 nêu trên, cần tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại; tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân để nhân dân nắm rõ các quy định của pháp luật về khiếu nại và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động giải quyết khiếu nại phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, công khai, dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải quyết khiếu nại theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Đề cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp trên địa bàn thành phố, nhất là đề cao vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành và trực tiếp tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại theo thẩm

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại khiếu nại

Hoàn thiện khung pháp lý về giải quyết khiếu nại là vô cùng quan trọng, tạo hành lang pháp lý để đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý giải quyết khiếu nại có cơ sở để thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật, của ngành, địa phương. Vì vậy, đối với nhóm giải pháp này chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống khung pháp lý đầy đủ đối với khiếu nại.

Quy định pháp luật về khiếu nại là cơ sở quan trọng để đảm bảo công tác quản lý giải quyết khiếu nại đạt được hiệu quả. Luật Khiếu nại năm 2011 hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung kịp thời Luật Khiếu nại và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng.

Thứ hai, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần kịp thời ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại để giải quyết được vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Cụ thể đối với đối với Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, để đảm tính quyền lực đối với quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại đã có hiệu

lực pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì Trung ương cần sớm xây dựng và ban hành quy trình, trình tự, thủ tục cưỡng chế hành chính để thi hành quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại do các cơ quan có thẩm quyền ban hành được các cá nhân, tổ chức có liên quan chấp hành nghiêm chỉnh.

Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013, tuy nhiên, do Luật Khiếu nại đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, thay thế nên kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa Quyết định 07/2014/QĐ-UBND vào danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung trong năm 2018.

Thứ ba, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc có hiệu quả việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của các cơ quan trung ương và các văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước đối với giải quyết khiếu nại phải được chỉ đạo thực hiện một cách sát sao để các văn bản đó có thể đi vào hoạt động trong thực tiễn một cách có hiệu quả nhất. Công tác tổ chức thực hiện văn bản rất quan trọng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần phải xem việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của thành phố về quản lý giải quyết khiếu nại là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo các sở, ngành, quận, huyện thực hiện đúng theo chỉ đạo của các cơ

quan trung ương, của Thành ủy và Ùy ban nhân dân thành phố, nếu không sẽ xảy ra tình trạng quy định một đường làm một nẻo.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát hiện các văn bản có sai sót gì thì cần phải tiến hành điều chỉnh kịp thời tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các sở, ngành, quận, huyện chủ động kiểm tra, đôn đốc, tăng cường công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời, có biện pháp chế tài đối với các trường hợp không thực hiện nghiêm túc các văn bản quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại.

Cần thực hiện đồng bộ những giải pháp trên để đảm bảo hệ thống các chính sách, văn bản quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đạt hiệu lực, hiệu quả.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường sự lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại

Muốn hoạt động giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả thì cần phải có một tổ chức bộ máy quản lý thống nhất từ trên xuống dưới. Trên cơ sở đó, mỗi cơ quan, ban ngành sẽ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. Vì vậy, ở nhóm giải pháp này cần thực hiện một số biện pháp như:

Một là, cần tăng cường xây dựng và hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý

nhà nước về giải quyết khiếu nại

Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan trong quá trình công tác. Đồng thời, để bộ máy hoạt động tốt, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần

đảm bảo số lượng biên chế cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại của sở, ngành, quận, huyện.

Hai là, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần ban hành quy chế phối hợp giữa Thanh tra Thành phố với các cơ quan trong công tác giải quyết khiếu nại.

Hoạt động giải quyết khiếu nại liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, đặc biệt, khi giải quyết các vụ việc phức tạp, đông người, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Do đó, cũng rất cần thiết phải có quy định pháp luật chế tài để nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả phối hợp, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong giải quyết khiếu nại cho người dân.

Ba là, cần xây dựng một cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý về giải quyết khiếu nại thống nhất từ trên xuống dưới.

Để thực hiện được giải pháp này cần phải có sự thống nhất, đồng bộ, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như cơ chế quản lý để các cơ quan quản lý về giải quyết khiếu nại để có thể thực hiện đúng thẩm quyền của mình trong quá trình hoạt động.

Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại từ trên xuống dưới để phù hợp với yêu cầu của “Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015. Chiến lược đã đưa ra mục tiêu chung là: “Xác lập địa vị pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)