Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giả

2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết khiếu nại

Ở đâu có quản lý thì ở đó phải có thanh tra, kiểm tra. Cho nên, việc giải quyết khiếu nại là một nội dung của quản lý thì đương nhiên cần phải có thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mặt công tác này. Nhưng việc thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại là gắn với việc cụ thể, nội dung cụ thể để đánh giá, xem xét việc thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan trong giải quyết vụ việc. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại là một nội dung có ý nghĩa quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của Giám đốc các

sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Do đó, hàng năm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh luôn chỉ đạo ngành Thanh tra Thành phố chú trọng tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại để kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót trong quá trình thi hành Luật Khiếu nại và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khiếu nại trên toàn địa bàn thành phố.

- Công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, qua tổng hợp các báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn thành phố đã thực hiện 230 cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về khiếu nại tại 858 đơn vị (Thanh tra Thành phố đã thực hiện 17 cuộc tại 50 đơn vị; thanh tra sở, ngành đã thực hiện 33 cuộc tại 50 đơn vị; thanh tra quận, huyện đã thực hiện 180 cuộc tại 758 đơn vị).

Thanh tra Thành phố là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công tác thanh tra trách nhiệm về giải quyết khiếu nại của đối với thủ trưởng các sở, ngành, quận, huyện. Qua công tác thanh tra nhận thấy rằng:

- Số vụ việc khiếu nại đúng chiếm tỉ lệ thấp, thủ trưởng các sở, ngành, quận, huyện có quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, về thực hiện thời gian giải quyết khiếu nại chưa đảm bảo đúng quy định.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, tình trạng vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân do nội dung khiếu nại vướng mắc, liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ phải xin ý kiến

cấp trên; nhiều vụ việc phức tạp, thời hạn xác minh kéo dài, số lượng đơn thư khiếu nại nhiều…. Các vụ việc khiếu nại giải quyết chậm và quá hạn của quận, huyện (được nêu trong Bảng 2.5) và của sở ngành (được nêu trong Bảng 2.6):

Bảng 2.5: Tỷ lệ vụ việc khiếu nại giải quyết chậm và quá thời hạn của quận, huyện từ năm 2012 đến năm 2017 [8],[11], [12], [14], [17], [19]

Năm vụ việc đã Tổng số giải quyết Số vụ việc giải quyết đúng và trƣớc thời hạn Số vụ việc giải quyết chậm và quá thời hạn Vụ việc Chiếm (%) Vụ việc Chiếm (%) 2012 2,623 2,005 76,44 618 23,56 2013 1,977 1,712 86,60 265 13,40 2014 1,620 1,568 96,79 52 3,21 2015 1,372 1,163 84,77 209 15,23 2016 962 684 71,10 278 28,90 2017 828 622 75,12 206 24,88

Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố

Bảng 2.6: Tỷ lệ vụ việc khiếu nại giải quyết chậm và quá thời hạn của sở, ngành từ năm 2012 đến năm 2017 [8],[11], [12], [14], [17], [19] Năm Tổng số vụ việc đã giải quyết Số vụ việc giải quyết đúng và trƣớc thời hạn Số vụ việc giải quyết chậm và quá thời hạn Vụ việc Chiếm (%) Vụ việc Chiếm (%) 2012 633 561 88,63 72 11,37 2013 322 312 96,89 10 3,11 2014 304 304 100 0 0 2015 167 165 98,80 2 1,20 2016 80 68 85 12 15 2017 89 86 96,63 3 3,37

- Vẫn còn tình trạng đơn vị không ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại và kế hoạch giải quyết đơn, ban hành thông báo ngưng giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại có đơn xin rút khiếu nại mà không ban hành quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại, không xây dựng kế hoạch xác minh, quyết định xác minh nội dung giải quyết khiếu nại. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng, một số nơi trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ngành, quận, huyện trong chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại chưa cao.

Qua công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đã giúp cho lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại cụ thể như chưa thực hiện đảm bảo các quy định về trình tự, thủ tục, còn đơn thư quá hạn giải quyết.. Đặc biệt là đề cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành và thực hiện các quy định của pháp luật giải quyết khiếu nại.

- Hoạt động kiểm tra, tổ chức việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khôi phục quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức, là một trong những giải pháp góp phần giải quyết dứt điểm tình hình khiếu nại phức tạp, kéo dài.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Thanh tra Thành phố tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, qua theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố đã có hiệu lực pháp luật tại 24 quận - huyện, nhìn chung đã có sự chuyển biến khá rõ nét (được thể hiện trong Bảng 2.7):

Bảng 2.7: Số quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực đã thực hiện từ năm 2012 đến năm 2017 [8],[11], [12], [14], [17], [19] Năm Tổng số quyết định có hiệu lực phải thực hiện Số quyết định đã đƣợc thực hiện Số quyết định chƣa đƣợc thực hiện Số quyết định Chiếm (%) Số quyết định Chiếm (%) 2012 389 293 75 96 25 2013 267 202 76 165 24 2014 247 175 71 72 29 2015 262 197 75,2 65 24,8 2016 319 266 83,38 53 16,62 2017 189 141 74,60 48 25,40

Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố

Thanh tra Thành phố đã tăng cường công tác đôn đốc việc tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Hằng năm, trong kế hoạch thanh tra đều tiến hành thanh tra các quận, huyện trong việc tổ chức thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố và Trung ương đã có hiệu lực pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và đã ban hành 03 văn bản chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn 2012 đến năm 2017, cụ thể là:

+ Công văn số 10459/VP-PCNC ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả kiểm tra thực hiện Kết luận thanh tra liên quan đến việc thực hiện quyết định trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện thống nhất phân công Đội Quản lý Trật tự Đô thị trực thuộc Phòng Quản lý Đô thị là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định; Thanh tra quận, huyện chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố theo quy định.Việc thống nhất phân công trách nhiệm như trên có thuận lợi là tập trung đầu mối, trách nhiệm được xác định rõ hơn. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa Đội Quản lý Trật tự Đô thị (Phòng Quản lý Đô thị) với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tư pháp tại một số quận - huyện chưa thường xuyên, chặt chẽ.

+ Công văn số 2154/VP-PCNC ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố đã có hiệu lực pháp luật năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện:“Tập trung tổ chức thực hiện kịp thời, đúng trình tự, thủ tục quy định đối với các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu pháp luật và thực hiện công tác thông tin, báo cáo kết quả thực hiện cho Thanh tra thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố theo đúng quy định. Đối với những đơn vị để quyết định tồn, chậm tổ chức thực hiện, không chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục ngay...”.

+ Công văn số 1733/VP-PCNC ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 quận, huyện: 2, 4, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh và huyện Hóc Môn tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để nghiêm túc rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện quyết định theo Kết luận thanh tra của Thanh tra Thành phố năm 2016.

Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại là: Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2017, quyết định giải quyết nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng còn chưa được thực hiện là 48/189 quyết định, chiếm 25,4 %. Tình trạng chậm tổ chức thực hiện quyết định để tồn động kéo dài vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Một số quận, huyện trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định gặp khó khăn nhưng chậm có văn bản xin ý kiến các sở ngành, dẫn đến việc tổ chức thực hiện quyết định thường bị kéo dài. Chưa xác định đầy đủ một số nội dung (nội dung phải thực hiện, chưa phân công rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện, sự phối hợp trong việc thực hiện…) theo Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố; chưa chấp hành tốt công tác thông tin, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định, thực hiện thông tin, báo cáo không đầy đủ hoặc chậm trễ đã gây khó khăn trong công tác tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của toàn thành phố; chưa có sự phối hợp tốt giữa Ủy ban nhân dân quận, huyện với các sở, ngành, giữa thanh tra quận, huyện với cơ quan tổ chức thực hiện quyết định và cơ quan chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện quyết định. Trong quá trình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, sự phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan vẫn chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng

nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan cấp trên xem xét lại; nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết cũng nhận đơn rồi chuyển đơn nên người khiếu nại gửi đơn nhiều nơi, dẫn đến việc khiếu nại không có điểm dừng.

Từ thực trạng nêu trên, thấy được vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra tổ chức việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)