ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu tuần 8-19 (Trang 68 - 70)

II. Sửa lỗi cụ thể:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

IMỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

1-Kiến thức : Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm phần từ vựng và ngữ pháp.Nắm khái niệm, tác dụng, cách dùng từ và đặt câu

2-Kỹ năng: Làm lại một số bài tập trong sách giáo khoa, phần nâng cao. 3-Thái độ: Có ý thức trong việc ôn luyện kiến thức chuẩn bị cho thi học kỳI..

II.TIẾN TRÌNH

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.

3. Bài mới:

- Giáo viên hệ thống xâu chuỗi các kiến thức theo 2 phần: Từ vựng và Ngữ pháp. - Hình thức hỏi - đáp giữa GV và HS. HS vừa trả lời vừa ghi bài vào vở.

I. Từ vựng:

1. Từ ghép:

- Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. - Từ ghép có 2 loại:

+ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Vd: cây bưởi, bà ngoại, thơm phức.

+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp, không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Ví dụ: quần áo, trầm bổng …

2. Từ láy:

- Từ láy là những từ phức có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng - Từ láy có 2 loại:

+ Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có trường hợp tiếng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự hài hoà về âm thanh: xanh xanh, đo đỏ, thăm thẳm … → có sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

+ Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần: loắt choắt, mênh mông, đủng đỉnh … → có sắc thái riêng so với nghĩa của tiếng gốc.

3. Từ Hán Việt:

- Từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không dùng độc lập mà chỉ dùng cấu tạo từ ghép. Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại:

+ Từ ghép đẳng lập: sơn hà, xâm phạm, xã tắc …

+ Từ ghép chính phụ: Thiên thư, mục đồng, độc lập, ngư ông …

→ Trật tự của từ ghép chính phụ có trường hợp yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau ( thủ môn, chiến thắng, ái quốc, giáo trình, bảo mật … ) cũng có trường hợp yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau ( thiên thư, ngư ông, quốc kì, cường quốc, đại hàn … )

4. Từ đồng nghĩa:

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Từ đồng nghĩa có 2 loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt về sắc thái ý nghĩa: tàu hoả - xe lửa …

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái ý nghĩa khác nhau:ăn- xơi - chén, biếu - cho - tặng - hiến; …

5. Từ trái nghĩa:

- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên cơ sở chung nào đó. - Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

- VD: cơm sống - cơm chín; trái chín - trái xanh; tính lành - tính dữ; …

6. Từ đồng âm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. - VD: đường (đi) – đường (để ăn); cổ (cổ tay) – cổ (cổ kính)

7. Thành ngữ:

- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó (mưa to gió lớn , mẹ goá con côi , khoẻ như voi …) nhưng phần lớn các thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn (ruột để ngoài da: chỉ người không dấu kín được điều gì ; lòng lang dạ thú : chỉ người độc ác ; rán sành ra mỡ : chỉ người keo kiệt ; …)

8. Điệp ngữ:

- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

9. Chơi chữ:

- Chơi chữ là lợi dụng các đặc điểm đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước … làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

- Các lối chơi chữ thường gặp:dùng từ ngữ đồng âm, dùng lối nói trại, dùng cách điệp âm, dùng lối nói lái, dùng từ trái nghĩa, đồng âm, dần nghiã.

II. Ngữ pháp:

1. Đại từ:

- Đại từ là từ dùng để trỏ hoặc để hỏi sự vật, hoạt động, tính chất … được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

- Đại từ có 2 loại: + Đại từ để trỏ dùng để:

. Trỏ người, sự vật: tôi, tao, chúng tôi, hắn, y, thị … . Trỏ số lượng: bấy nhiêu, bấy …

. Trỏ hoạt động, tính chất sự việc: vậy, thế … + Đại từ để hỏi dùng để:

. Hỏi về người, sự vật: ai, gì, … . Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy , …

. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào, …

2. Quan hệ từ:

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

- Khi nói hoặc viết có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, cũng có trường hợp không bắt buộc. - Có một số quan hệ dùng thành cặp

- VD: - Đây là con gà mẹ

- Đây là con gà của mẹ → bắt buộc dùng quan hệ từ. - Tôi yêu quê hương tôi.

4.CỦNG CỐ - Tôi yêu quê hương của tôi → không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

5. Dặn dò:

- HS làm bài tập vào vở.

- Nắm vững toàn bộ các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học trong chương trình học kì một.

- Làm lại các bài tập trong SGK. Tập đặt câu, so sánh giữa các loại từ và từ loại đã học. Ôn tập toàn bộ Văn, Tập làm văn, Tiếng Việt để thi học kì một.

******** (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuần NGÀY SOẠN

Tiết NGÀY DẠY

Một phần của tài liệu tuần 8-19 (Trang 68 - 70)