ghi của mình.
- Giáo viên theo dõi chung các nhóm.
*GV cho một số dạng bài tập để HS sửa sai.
3. Điền tr/ch, s/x, d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình,chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xủng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao
kéo, giao kèo, giáo mác
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp
núc, lỡ làng
4. Điền từ thích hợp có vần “uôc” hoặc “uôt” vào chỗ trống:
- Thắt lưng buộc bụng - Thẳng đuồn đuột - Quả dưa chuột
- Buộc miệng nói ra - Bị chuột rút
- Cùng một ruột - Con chẫu chuộc
- Con bạch tuộc
5. Chữa lỗi chính tả trong những câu sau:
- Căn, dặn, rằng ... căng
- Tre, chắn, ngang, chẳng, rừng, chặt - Cắn, răn
6. Viết chính tả, học sinh đọc, cả lớp chép và kiểm tra chéo
I. Các lỗi học sinh thường mắc phải trong khi hành văn: văn:
a, Chính tả:
+ Sai các phụ âm cuối: c/ t, n / ng … + Sai phụ âm đầu: tr / ch; s / x; r / gi / d … + Sai dấu câu: ? / ~ ;
b, Dùng từ:
+ Từ Hán Việt: + Nghĩa của từ:
II. Luyện tập :
1. Chữa các lỗi dùng từ trong những câu sau đây:
a. Có nhiều trường hợp ta phải sinh động giải quyết. → sinh động: gợi ra một hình ảnh, cảm xúc liên tưởng .
→ linh động: không rập khuôn, máy móc theo một nguyên tắc.
b. Ông ta đi lại thật uy nghi (oai phong, tự nhiên) c. Chọn được hoàng tử nối ngôi, vua cha thật là hí hửng. (vui mừng, phấn khởi)
d. Hôm chủ nhật vừa qua, bố chỉ đạo em nấu ăn. (hướng dẫn, bày )
e. Hôm nay có nhiều thính giả đến sân vận động xem bóng đá. (khán giả)
2. Từ nào có tiếng viết sai dấu, từ nào đúng trong các cặp từ sau:
Lũng cũng – lủng củng; khẻ khàng – khẽ khàng; dể dàng – dễ dàng; dỡ dang – dở dang; mảnh hổ – mãnh hổ; trí nảo – trí não; nghĩa vụ – nghỉa vụ; dả man – dã man; lẩm liệt – lẫm liệt …
* Sai: * Đúng: - Lũng cũng - Lủng củng - Khẻ khàng - Khẽ khàng - Dể dàng - Dễ dàng - Dỡ dang - Dở dang - Mảnh hổ - Mãnh hổ - Trí nảo - Trí não
- Trong từ Hán Việt, khi cần phân biệt thanh hỏi thanh ngã, yếu tố nào bắt đầu bằng một trong các con chữ sau đều viết thanh ngã: m, n, nh, v, i, d, ng …
4.củng cố 5. Dặn dò:
Tuần NGÀY SOẠN
Tiết NGÀY DẠY
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1-Kiến thức : Thấy được năng lực biểu cảm về một con người, thể hiện qua những ưu điểm , nhược điểm của bài viết.
2-Kỹ năng : Biết bám sát yêu cầu đề ra, yêu cầu vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm trực tiếp để đánh giá bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt.
3-Thái độ : Tự đánh giá được ưu, khuyết điểm bài tập làm văn và phát huy những ưu điểm..
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định : 2. Bài cũ: 2. Bài cũ:
Thế nào là văn biểu cảm, đánh giá? Vai trò của văn tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm như thế nào? Hãy nhắc lại bố cục của một bài văn biểu cảm? Hãy nhắc lại dàn ý của bài viết số 3?
3. Bài mới:
Qua tiết ôn tập văn biểu cảm, cũng như trong quá trình làm bài viết số 3, phần nào các em cũng thấy được cái ưu cũng như cái khuyết của bài viết. Và tiết này một lần nữa các em lại được rèn giũa cách làm văn biểu cảm.
HOAT động 1