I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1-Kiến thức:-Nắm được khái niệm về thành ngữ ;đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. 2- Kỹ năng:-Phân biệt được thành ngữ và giải nghĩa được một số thành ngữ.
3-Thái độ:- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
II.TIẾN TRÌNH1. 1.
Ổn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là từ đồng âm? Dựa vào đâu em xác định được nghĩa của từ đồng âm? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV- HS NỘI DUNG BS
-Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
-Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Cho học sinh đọc ví dụ SGK - Giáo viên ghi thành ngữ lên bảng.
- Em hiểu “lên thác xuống ghềnh” nghĩa là gì?
I- Thế nào là thành ngữ
-lên thác xuống ghềnh - Nhanh như chớp
- Thành ngữ:Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gian truân vất vả. là gian truân vất vả.
=>nói “lên thác xuống ghềnh” là nói đến con đường đi khó khăn hiểm trơ.
-Có thể thay một vài từ trong các thành ngữ trên bằng các từ khác được không?
- Từ đó em có nhận xét gì về cấu tạo của thành ngữ?
- Hãy cho biết cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ? *GV cho thêm một số thành ngữ
- Hãy cho biết ý nghĩa của các thành ngữ?
- Cách hiểu nghĩa của hai nhóm này giống hay khác nhau ?
Thảo luận:
Chia 2 nhóm lớn thảo luận
Các thành ngữ đó, em hiểu theo nghĩa nào?
- Theo em, mối quan hệ liên tưởng giữa nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn là mối quan hệ gì? ( so sánh, ẩn dụ, nói quá … )
- Em có nhận xét gì về cách biểu hiện nghĩa của thành ngữ?
- Học sinh đọc ví dụ SGK tr144
- Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong ví dụ vừa đọc
- Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trên ? Ngoài việc nêu ý nghĩa, thành ngữ còn có đặc điểm gì?
Thảo luận:
- Tìm thành ngữ ngoài thành ngữ trong SGK, cho biết ý nghĩa của từng thành ngữ tìm được
Chia nhóm làm bài tập:
Nhóm: 1,2 làm bài 1 Nhóm: 3,4 làm bài 3 Nhóm: 5,6 làm bài 4 *GV gọi HS đọc bài tập H- Hãy nêu yêu cầu của BT? *Gọi HS lên bảng làm
H-Em hãy nhận xét bài làm của bạn?
Bài tập 3: Điền thêm yếu tố để thành thành ngữ trọn vẹn
- Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm bụng - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp
Bài tập 4:
- Trong ấm ngoài êm - Sinh dữ tử lành
rất nhanh
- Không. Bởi nghĩa của thành ngữ này sẽ thay đổi.
- Cấu tạo cố định, các từ trong thành ngữ khó thay đổi thêm bớt.
=> Cụm từ cố định , nghĩa hoàn chỉnh. - Nhóm 1:
+ Tham sống sợ chết: hèn nhát
+Bùn lầy nước đọng: lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu
+Năm châu bốn bể: rộng lớn
→ Nghĩa của thành ngữ suy ra từ nghĩa đen. - Nhóm 2:
+Lá lành đùm lá rách: giúp đỡ nhau khi hoạn nạn
+Lòng lang dạ thú : đôc ác, tàn bạo
+Đi guốc trong bụng: hiểu rõ tâm can người khác
→ Nghĩa của thành ngữ suy ra từ nghĩa bóng.