II- Luyện tập
Bài tập 1: Tìm từ đồng âm:
- Thu: mùa thu, thu tiền, cá thu … - Cao: núi cao, cao dán, tự cao tự đại … - Ba: ba lớp tranh, ba mẹ …
- Tranh: mái nhà tranh, tranh nhau, bức tranh … - Sang: sang sông, tiện nghi rất sang …
- Nam: hướng nam, nam thanh nữ tú - Sức: cố sức mà làm, Tri huyện sức lí trưởng …
- Nhè: khóc nhè, nhè ra …
Bài tập 2: Từ cổ có những từ đồng âm với các nghĩa khác nhau như sau:
- Là một bộ phận của cơ thể nối với thân: cái cổ …
- Là biểu tượng của sự chống đối trong quan hệ với người nào đó: cứng đầu cứng cổ, cưỡi đầu cưỡi cổ …
- Là một bộ phận của áo, yếm, giày: cổ áo, cổ yếm …
- Là chỗ eo lại ở phần đầu một số đồ vật, giống hình cái cổ: cổ chai, cổ lọ …
- Là chỉ một thời xa xưa trong lịch sử: cổ xưa, cổ kính, văn học cổ, đồ cổ …
- Là lỗi thời, không hợp với thời đại: cổ lỗ sĩ, cổ hủ …
Ngoài ra còn có: cổ đông, cổ phiếu, cổ phần, cổ động, cổ quái, cổ vũ …
4. Củng cố: 5. Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập còn lại
- Soạn bài Các yếu tố tự sự trong văn miêu tả
Tuần NGÀY SOẠN
Tiết NGÀY DẠY
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1-Kiến thức:- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chung ; Nhận rõ các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và vai trò của chúng
2-Kỹ năng:- Luyện tập vận dụng hai yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. 3-Thái độ:-Chú ý và tập trung để thực hiện tốt hai yếu tố đó trong khi làm văn.
1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là một bài văn biểu cảm? - Cách làm một bàivăn biểu cảm?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV- HS HOẠT ỘNG CỦA HỌC SINH BS
-Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
-Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Cho học sinh nhắc lại bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
H- Nhắc lại bố cục của bài thơ?
H- Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và miêu tả có trong từng đoạn và nói rõ ý nghĩa của chúng?
H- Như vậy, để biểu lộ được hoàn cảnh của mình, tác giả dùng phương thức biểu đạt gì? H- Yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì?
- Cho học sinh đọc đoạn văn trong SGK trang 152
* Thảo luận:
H- Trong đoạn văn bản của nhà văn Duy Khán trong “tuổi thơ im lặng” có cả ba yếu tố: tự sư, miêu tả và cảm nghĩ của tác giả. Em hãy chỉ ra từng yếu tố đó?