0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Vai trò của công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đối với phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN (Trang 25 -25 )

phát triển kinh tế - xã hội

Tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là công nghiệp KT,CB khoáng sản có đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế thông qua một sổ phƣơng diện: thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo việc làm, tạo doanh thu, thu nhập ngoại hối, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo.

Các sản phẩm của công nghiệp KT,CB khoáng sản là vật liệu quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Trái đất trữ lƣợng một khối lƣợng lớn tài nguyên khoáng sản, nhân loại đã biết khai thác, chuyển đổi tài nguyên khoáng sản thành nguyên liệu sản xuất ra các công cụ kim loại, máy móc và thiết bị, linh kiện, xe có động cơ, các tế bào năng lƣợng mặt trời, tuabin gió, máy tính, internet, truyền thông vệ tinh và cả tên lửa; chúng xuất hiện trong thiết bị y tế và vô số các sản phẩm khác cho phép loài ngƣời nâng cao chất lƣợng cuộc sống theo nhiều cách khác nhau. Những sản phẩm đƣợc sản xuất từ hoạt động khoáng sản đã trở nên quen thuộc và trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với xã hội ngày nay.

- Bên cạnh việc trở thành những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, các sản phẩm của hoạt động khoáng sản thô là những thành phần cần thiết của nền kinh tế toàn cầu của thế giới, nguyên liệu là cơ sở của tất cả các nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Tài nguyên khoáng sản là nguyên liệu để sản xuất các

sản phẩm giá trị gia tăng. Nếu một quốc gia không sở hữu hoặc không thể nhập khẩu các tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu ban đầu thông qua con đƣờng thƣơng mại quốc tế, quốc gia đó không thể sản xuất và xuất khẩu hàng hóa hoặc sử dụng lực lƣợng lao động của mình một cách hiệu quả. Ví dụ: phần lớn nền kinh tế Mỹ đã đƣợc xây dựng vào nguồn tài nguyên khoáng sản trong nƣớc, từ nguồn tài nguyên khoáng sản, ngƣời Mỹ xây dựng đƣờng sắt, tàu hỏa, máy bay, động cơ xe... Và từ các ngành công nghiệp, ngƣời Mỹ tạo ra hàng triệu công ăn việc làm đƣợc trả lƣơng cao và đào tạo cơ bản.

Vai trò của công nghiệp KT,CB khoáng sản với tăng trƣởng kinh tế của Việt nam, TNKS là một dạng của cải đặc biệt. Khác với các dạng của cải khác, TNKS đƣợc tạo ra một cách tự nhiên và có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một nguồn lực quan trọng để tăng trƣởng kinh tế và đóng góp vào phúc lợi xã hội. Nhƣ vậy, trong các chính sách tăng trƣởng phải nhận thức rằng TNKS nói chung và công nghiệp KT,CB khoáng sản nói riêng là một động cơ quan trọng kích thích tăng trƣởng, TNKS là một loại tài sản, cũng giống nhƣ những tài sản khác mà con ngƣời đang có và đang sử dụng. Tài nguyên cung cấp các yếu tố đầu vào sản xuất, các dịch vụ sinh thái cho các quốc gia, doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội. Đồng thời tài nguyên cũng bị khấu hao theo thời gian nếu không biết quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả. Vì vậy, phải tìm cách sử dụng nguồn lực này tối ƣu nhất.

Nguồn TNKS trong quá trình khai thác, chế biến, sử dụng gắn với nhiều đối tƣợng và là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy, việc quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản và công nghiệp KT,CB khoáng sản đƣợc nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản lý khai thác, chế biến khoáng sản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

- Điều tra nguồn khoáng sản tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác. Đây là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nắm đƣợc địa điểm, phân bố, trữ lƣợng, giá trị kinh

tế, điều kiện tàng trữ từ đó nhà nƣớc hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng.

- Điều tra khoáng sản phải tuân thủ trình tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ diện đến điểm, từ trên mặt đến phần sâu; điều tra, thăm dò khoáng sản đòi hỏi kinh phí lớn nhƣng có tính rủi ro cao. Do vậy, phải điều tra từng bƣớc, lựa chọn đúng đắn đối tƣợng, diện tích hợp lý và xác định hợp lý mức độ đầu tƣ.

-Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm: Lập bản đồ địa chất các tỷ lệ khác nhau; đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các diện tích cụ thể. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản nhằm mục đích: nhận thức đƣợc cấu trúc địa chất của phần vỏ trái đất, nơi chúng ta đang sống và phát triển lâu dài; đánh giá đƣợc tiềm năng khoáng sản trên một số diện tích cụ thể, phát hiện các mỏ khoáng sản.

Sau khi điều tra cơ bản, nhà nƣớc đặt hàng đối với các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nƣớc để thăm dò, điều tra hoặc tổ chức lực lƣợng trực tiếp thăm dò, khai thác và nhà nƣớc phải trực tiếp quản lý. Hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động: khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản:

- Hoạt động khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tƣ liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản. Nhƣ vậy, khảo sát khoáng sản là hoạt động đƣợc tiến hành trƣớc giai đoạn thăm dò khoáng sản. Khi khảo sát không tiến hành thi công các công trình địa chất nhƣ đào hào, giếng hoặc khoan thăm dò mà chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa hoặc thực hiện các công tác nghiệp vụ khác ngoài thực địa. Kết quả có đƣợc khi kết thúc giai đoạn khảo sát là cơ sở cho giai đoạn thăm dò khoáng sản.

- Hoạt động thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lƣợng, chất lƣợng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.

Để xác định trữ lƣợng, chất lƣợng khoáng sản cũng nhƣ xác định những yếu tố kỹ thuật - công nghệ khai thác, khi tiến hành thăm dò phải tiến hành các công việc chính nhƣ: thi công các công trình địa chất (hào, giếng, khoan thăm dò,…) và các công tác nghiệp vụ khác. Kết quả của hoạt động thăm dò là cơ sở quan trọng để thực hiện các công việc tiếp theo cho giai đoạn nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, thăm dò khoáng sản có các đặc điểm: mức đầu tƣ tƣơng đối lớn, không thể thực hiện trong thời gian ngắn; tính rủi ro cao, nhất là đối với khoáng sản kim loại phân bố trong các cấu trúc địa chất phức tạp.

- Hoạt động khai thác khoáng sản: là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất.

-Hoạt động chế biến khoáng sản: là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản và các hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.

-Hoạt động khai thác tận thu khoáng sản: là hình thức khai thác lại, khai thác tại bãi thải ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa (do khai thác chƣa hết trữ lƣợng khoáng sản).

-Trên cơ sở đó tập hợp, hệ thống hóa, lƣu trữ tài liệu, thông tin về nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia, cân đối giữa khai thác và chế biến, giữa xuất và nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc và tăng nguồn vốn cho kinh tế - xã hội bằng các tài nguyên khoáng sản có thế mạnh trên thị trƣờng quốc tế.

1.2. Quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Quản lý là một phạm trù xuất hiện trƣớc khi có nhà nƣớc với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung đƣợc thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đƣa hệ thống đó

đến trạng thái cần đạt đƣợc. QLNN ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội, là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tƣợng bị quản lý. Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý nhƣng cách hiểu chung nhất là “quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu dự kiến”.

Quản lý xã hội là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nƣớc cùng với sự tác động của các chủ thể xã hội khác lên xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trƣng và các mục tiêu đã lựa chọn.

Quản lý nhà nƣớc là “một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”. Nội hàm QLNN xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nƣớc, đó là quản lý toàn xã hội. QLNN thay đổi phụ thuộc vào các chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Hay nói cách khác QLNN là tất cả các hoạt động đƣợc thực hiện bởi cơ quan nhà nƣớc bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

Quản lý nhà nƣớc về khai thác tài nguyên khoáng sản là sự tác động có hƣớng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan QLNN về khoáng sản đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bằng các công cụ, nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý, nhằm hƣớng hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.

Như vậy, quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng

sản là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên hoạt động khai

thác, chế biến khoáng sản để đảm bảo nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác, sử dụng hợp lý.(nguồn thư viện pháp luật)

1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại, đến nay đã phát hiện, điều tra, đánh giá trên 60 loại khoáng sản, trong đó có một số loại khoáng sản có quy mô lớn, phân bố tập trung, nhƣng công tác điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cho đến nay còn nhiều bất cập.

Để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, để việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đảm bảo an ninh, quốc phòng việc quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản là rất cần thiết. Nhờ đó chúng ta mới đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản quốc gia hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, tính kế thừa cho tƣơng lai và vì mục tiêu môi trƣờng và xã hội.

Quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản là một hoạt động cấu thành trong quản lý chung của Nhà nƣớc, đó là hoạt động với việc sử dụng các phƣơng pháp, công cụ quản lý thích hợp tác động đến hoạt động thăm dò khoáng sản và khai thác khoáng sản nhằm mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng trên phạm vi từng địa phƣơng gắn liền với tổng thể chung của cả nƣớc và hòa nhập với thế giới.

Trên thực tế, ta đã thấy rõ sự quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản. Trƣớc đây, trong thời kỳ bao cấp, hoạt động KT,CB khoáng sản chủ yếu do các tổng công ty, công ty của Nhà nƣớc thực hiện tại các mỏ đã đƣợc tìm tiềm kiếm, thăm dò bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc. Sau năm 1996, hoạt động KT,CB khoáng sản đã phát triển nhanh cả về quy mô và thành phần

kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên mọi hoạt động liên quan đến khoáng sản vẫn do Nhà nƣớc quản lý. Nhà nƣớc là ngƣời đƣa ra các chiến lƣợc, quy hoạch khoáng sản trong từng thời kỳ để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Nhà nƣớc đầu tƣ thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng...

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Từ các hoạt động trên, QLNN về công nghiệp KT,CB khoáng sản bao gồm các nội dung cụ thể, nhƣ sau:

1.2.3.1. Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đến công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Sau khi Luật khoáng sản đƣợc Quốc hội thông qua, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật khoáng sản đã đƣợc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khẩn trƣơng thực hiện. Đến nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đƣợc ban hành. Riêng lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về khoáng sản có gần 102 văn bản, gồm: Nghị định; Quyết định; Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ; Quyết định, Thông tƣ và Thông tƣ liên tịch của các Bộ, ngành, địa phƣơng.

Nhìn chung, các văn bản QPPL hƣớng dẫn thi hành Luật khoáng sản đã đƣợc các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành kịp thời và khá đồng bộ, phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan; đã thể chế hoá đƣợc các chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoáng sản.

Trên cơ sở các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành, các địa phƣơng cũng ban hành nhiều văn bản thực thi Luật khoáng sản,

nhằm bảo đảm khoáng sản đƣợc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; đầu tƣ, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lƣợc, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Việc khuyến khích đầu tƣ khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng hợp lý khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả KT-XH cao đã đƣợc chú trọng.

1.2.3.2. Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Trên cơ sở Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chiến lƣợc khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chính nhƣ sau:

- Quan điểm: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan

trọng của quốc gia phải đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển bền vững KT-XH trƣớc mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN (Trang 25 -25 )

×