Tuyên Quang là tỉnh có đa dạng về khoáng sản (kim loại và phi kim loại), gồm: sắt, chì - kẽm, thiếc, mangan, antimon, barite, cao lanh - felspat... và các khoáng sản làm vật liệu xây thông thƣờng (đá vôi, cát, sỏi). Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, UBND tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm chỉ đạo tăng cƣờng quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Chính phủ; ban hành các Quyết định: thành lập Ban chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiện toàn Tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khoáng sản; Quyết định phê duyệt báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành Quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định phê duyệt phƣơng án bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác và ký Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản với các tỉnh có địa giới hành chính giáp ranh với tỉnh Tuyên Quang, nhƣ: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên...
Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng nói chung và công tác khai thác, chế biến khoáng sản nói riêng luôn đƣợc quan tâm chỉ đạo sát sao; qua thanh tra, kiểm tra đã tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm pháp luật về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm; do đó, việc chấp hành pháp luật về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có chuyển biến tích cực. Kết quả kiểm tra, thanh tra năm 2018: tỉnh đã tổ chức 183 đợt kiểm tra, giải tỏa, hoạt động khoáng sản trái phép. Qua kiểm tra đã phát hiện 71 vụ và xử lý 61 vụ vi phạm khai thác, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép quặng chì - kẽm, quặng barit, quặng sắt và cát, sỏi với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 1,1 tỷ đồng; tiến hành tịch thu 216,63 tấn quặng chì - kẽm; 23 tấn quặng barit; 10 tấn quặng sắt; 695 m3 cát, sỏi; 14 ô tô; 08 thuyền hút; 02 máy xúc; 04 máy nổ; 03 máy phát điện; 02 máy tời; 01 máy bơm nƣớc; 135 kg dây cáp. Đến cuối năm 2018, về cơ bản tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép đã đƣợc ngăn chặn, các hầm lò khai thác trái phép trƣớc đây đã đƣợc san lấ
Kết quả thực hiện các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 đã đạt về giá trị sản xuất công nghiệp trong khai thác, chế biến khoáng sản 5.068 tỷ đồng. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc 606,3 tỷ đồng (trong đó, số tiền cấp quyền đã nộp là 148,5 tỷ đồng; thuế tài nguyên và các loại thuế khác 269,4 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trƣờng trong khai thác khoáng sản 188,4 tỷ đồng). Thực hiện tốt công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản đã tạo việc làm ổn định hằng năm, tăng thu nhập cho 1.311 lao động. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản ở một số nơi tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: bụi, tiếng ồn trong nghiền sàng, vận chuyển đá xây dựng, nguy cơ vỡ đập bãi thải khi có mƣa to, lũ quét trong khai thác quặng sắt lộ thiên,...
Để khắc phục tồn tại trên, tỉnh Tuyên Quang đã xác định ngay từ công tác thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; kế hoạch bảo vệ môi trƣờng; phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng đƣợc tuân thủ đúng quy định về phân cấp quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; kiểm tra trong mùa mƣa lũ để kịp thời phát hiện, yêu cầu các chủ doanh nghiệp có giải pháp khắc phục ngay nên đã hạn chế các sự cố môi trƣờng xảy ra.
Quan điểm: tỉnh Tuyên Quang không khuyến khích các dự án đầu tƣ có
loại hình sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lƣợng, lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời. Công tác bảo vệ môi trƣờng trong khai thác khoáng sản luôn đƣợc Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo kiên quyết không cấp phép cho các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản ven trục đƣờng giao thông chính, khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu vực có nguy cơ tai biến địa chất, ảnh hƣởng đến cảnh quan, môi trƣờng và đời sống sản xuất của nhân dân; khai thác, chế biến khoáng sản phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo định hƣớng cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông lâm nghiệp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã đề ra; thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến sâu nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Mục tiêu:
-
đầu tƣ khai thác khoáng sản để đảm bảo phát triển bền vững trong suốt kỳ quy hoạch.