Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Hiện có 34 loại hình khoáng sản, đƣợc chia thành 4 nhóm: Nhóm nhiên liệu, Nhóm khoáng sản kim loại, Nhóm
khoáng sản phi kim loại,Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng.
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã làm khá tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về khai thác, chế biến khoáng sản nhƣ: Công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; công tác tổ chức quản lý (thành lập Ban chỉ đạo quản lý, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý, thẩm định, cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các vi phạm...). Hiện nay, Thái Nguyên đƣợc Trung ƣơng và các tỉnh thành trong khu vực đánh giá là một điểm sáng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản.
Thái Nguyên là một tình khá giàu có về tài nguyên khoáng sản. Do vậy, nhiều năm trƣớc tồn tại tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khó ngăn chặn; tình trạng tranh giành giữa những ngƣời khai thác trái phép liên tục diễn ra khiến cho an ninh trật tự tại những khu vực này luôn phức tạp và bất ổn. Hệ lụy là đất hai bên bờ sông bị sạt lở, nhiều diện tích đất canh tác bị xâm hại không còn khả năng phục hồi; môi trƣờng bị tàn phá, tài nguyên khoáng sản bị thất thoát….Từ thực trạng trên, UBND tỉnh ban hành Đề án “Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản theo từng giai đoạn” qua đó đã có những chuyển biến tích cực. Với nhiều biện pháp, giải pháp thiết
thực Đề án đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản. Trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền.
Bên cạnh việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền các cấp, việc cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác, tính tiền cấp quyền khai thác cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị đủ điều kiện cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét.
Kết quả: Trong 3 năm 2016 - 2018, các đơn vị khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh đã nộp ngân sách với tổng số tiền gần 3.794 tỷ đồng, bao gồm thuế tài nguyên, phí môi trƣờng, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng trong 3 năm với số tiền trên 49,6 tỷ đồng. Ngoài nộp ngân sách nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ địa phƣơng xây dựng, sửa chữa một số cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tái định cƣ với trị giá trên 200 tỷ đồng. Tính đến nay, hoạt động khai thác khoáng sản đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động tại địa phƣơng, song quản lý nhà nƣớc hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn luôn là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực thƣờng xuyên, liên tục.
Quan điểm: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo. Do vậy, ý thức
đƣợc tầm quan trọng đó, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều sáng kiến quản lý, bảo vệ và có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng đến mọi tầng lớp quần chúng nhân dân nhằm trang bị kiến thức pháp luật về TNKS, nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ các mỏ khoáng sản trên địa bàn; thực hiện ký cam kết bảo vệ nguồn TNKS hàng năm giữa Chính quyền-doanh nghiệp-ngƣời dân; gắn trách nhiệm cho ngƣời đứng đầu các cấp và các bí thƣ, trƣởng thôn; xây dựng đƣờng dây nóng tiếp thu phản ánh của nhân dân về hoạt động khai thác TNKS trái phép; tăng
cƣờng bám dân kiểm tra, giám sát mọi hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến khoáng sản; cấp phép, giao mỏ cho doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý khai thác, chế biến khoáng sản; xây dựng cơ chế chính sách khoa học, chặt chẽ trong việc cấp quyền khai thác, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tại các địa phƣơng có mỏ mà đơn vị đóng chân; chủ động tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng mỏ để giúp dân có nghề nghiệp, có thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống. Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, giám sát chặt mọi hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trƣờng…Do vậy nhiều năm nay, trên địa bàn không xảy ra tình trạng khai thác TNKS bừa bãi, trái phép nhƣ trƣớc đây. Tỉnh còn giữ đƣợc nguồn TNKS dồi dào là một thế mạnh, làm tiềm năng thu hút đầu tƣ để phát triển kinh tế xã hội bền vững.