Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 49)

Từ những kinh nghiệm về quản lý và khai thác, chế biến khoáng sản của một số tỉnh, có thể nhận thấy trƣớc thách thức cạn kiệt tài nguyên và xu thế cạnh tranh toàn cầu về tài nguyên khoáng sản, các tỉnh rất chú ý đến việc quản lý và khai thác, chế biến khoáng sản. Các tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp, triển khai thực hiện các văn bản luật liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và ban hành các chính sách liên quan trong quản lý khai thác, chế biến khoáng sản nhƣ: Hạn chế khai thác khoáng sản, giữ nguyên hiện trạng, đóng cửa các mỏ khi chƣa đủ điều kiện khai thác hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời cải tiến công nghệ chế biến nhằm tận thu tối đa các sản phẩm khoáng sản có ích.

- Triển khai Chƣơng trình phát triển bền vững, đề cập tới các lĩnh vực môi trƣờng, kinh tế và xã hội trong từng giai đoạn của quá trình khai thác khoáng sản từ khâu thăm dò tới xây dựng cơ bản mỏ, hoạt động khai thác, chế biến và công tác hoàn thổ, đóng cửa mỏ; hƣớng tới tăng cƣờng tối đa kết quả

đạt đƣợc và hiệu suất hoạt động; quản lý tốt hơn các tác động về môi trƣờng và xã hội; các lợi ích tiềm tàng trong quá trình sản xuất và sử dụng.

- Quan tâm đặc biệt tới vấn đề xử lý môi trƣờng trong khai thác, chế biến khoáng sản và là cơ sở đảm bảo chắc chắn cho các bƣớc phát triển bền vững của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Tạo ra một môi trƣờng phát triển cạnh tranh bình đẳng, thiết lập một hệ thống kinh tế thị trƣờng và pháp luật về hoạt động quản lý thăm dò và khai thác khoáng sản.

- Thực hiện phân cấp cho chính quyền cấp huyện trong việc cấp phép. Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tƣ có trách nhiệm làm tăng giá trị sản phẩm khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến và sử dụng. Nhà đầu tƣ phải tiến hành tuyển, chế biến và tinh luyện trong tỉnh và xây dựng các nhà máy chế biến hoặc có thể sử dụng các nhà máy chế biến sẵn có nhằm hạn chế xuất bán sản phẩm thô ra ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, việc tăng cƣờng tiềm lực tài chính, khả năng đầu tƣ phát triển công nghệ tiên tiến và hợp lý, năng lực tổ chức quản lý trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; khả năng bảo hộ và bao tiêu sản phẩm sau khai thác là những vấn đề đƣợc các tỉnh có nền công nghiệp khai khoáng quan tâm.

Kết luận Chƣơng 1

Ở Chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề có tính lý luận về QLNN đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, trong phần kinh nghiệm QLNN đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của một số tỉnh, tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng để từ đó rút ra các bài học hữu ích cho tỉnh Bắc Kạn. Những nội dung trên đây đƣợc coi là nền tảng lý luận và cơ sở thực tiễn để đánh giá thực trạng QLNN đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trong chƣơng tiếp theo

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)