Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 81)

Số lƣợng ngƣời thực tế làm việc Hoạt động Trình độ Chuyên ngành đào tạo Chuyên trách Kiêm nhiệm Đại học Trên đại học Khác Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

2018 5 5 3 2 4 1 0 3 2

Sở Công Thƣơng

2018 5 5 2 3 4 1 0 2 3

Cấp huyện (7 huyện, thành phố)

7 5 0 5 4 0 1 0 5

(Nguồn: Báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn, 2018)

Từ bảng 2.12, cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KT,CB khoáng sản còn mỏng về số lƣợng và chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về lĩnh vực khoáng sản và quản lý nhà nƣớc về khoáng sản.

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CBkhoáng sản đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.

Những kết quả về đổi mới quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản bắt nguồn từ sự quán triệt nghiêm túc và vận dụng sáng tạo quan điểm chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, xác định đƣợc tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản, KT,CBkhoáng sản để tận dụng nguồn “tài sản” đặc biệt này trong phát triển KT-XH của địa phƣơng mà vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Qua thực trạng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản giai đoạn 2015-2018 cho thấy cần nhận định một cách nghiêm túc và khách quan tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản trong giai đoạn hiện nay và xác định phƣơng hƣớng mục tiêu, cho giai đoạn tiếp theo.

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của nhà nƣớc về khai thác, chế biến khoáng sản, nhƣ: Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản đƣợc chấn chỉnh ngày càng chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật về khoáng sản, bƣớc đầu đã quản lý đƣợc khối lƣợng khoáng sản khai thác, đặc biệt là khoáng sản chì kẽm, sắt. Việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2015 - 2018 đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tích cực.

- Đã hoàn thành Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, khoanh định và phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tạo nền tảng, là cơ sở cho công tác quản lý và lập lại trật tự trong hoạt động khai thác khoáng sản, là cơ sở định hƣớng để chuyển khai thác ngắn hạn, thủ công, hiệu quả thấp, nguy cơ cao mất an toàn lao động sang khai thác chế biến quy mô công nghiệp, công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao hơn và đảm bảo an toàn lao động hơn và là cơ sở cho khai thác gắn với chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng khoáng sản.

-Công tác cán bộ và quản lý đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KT,CB khoáng sản đã có nhiều cố gắng, dần đi vào nề nếp, trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc và các kỹ năng khác bƣớc đầu đƣợc nâng cao, đội ngũ cán bộ công chức dần đƣợc chuẩn hóa; công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong ngành khai khoáng ngày càng đƣợc quan tâm nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức; việc thực hiện chế độ chính sách cho công chức thực thi nhiệm vụ đƣợc đảm bảo, nhằm khuyến khích, động viên kịp thời đội ngũ cán bộ công chức yên tâm cống hiến, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Tỉnh đã quan tâm ban hành một số chính sách, quy định phù hợp tình hình thực tiễn địa phƣơng, góp phần tạo hành lang pháp lý cơ bản đồng bộ để thực thi Luật khoáng sản năm 2010, quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

- Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khoáng sản ngày càng đƣợc tăng cƣờng, thƣờng xuyên, liên tục và có chất lƣợng hơn, nội dung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm: thông qua công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản, nhiều vi phạm của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đã bị xử lý, các sai sót trong công tác cấp phép hoạt động khoáng sản đã đƣợc khắc phục đáng kể, hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, ý thức tuân thủ pháp luật về khoáng sản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc nâng lên. Nhiều bất cập trong các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản đƣợc phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

-Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đƣợc đẩy mạnh, thông qua nhiều hình thức nên đã phần nào tác động tới cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng

sản tại các cơ quản quản lý nhà nƣớc về khoáng sản cấp cơ sở; ý thức tuân thủ pháp luật về khoáng sản của ngƣời dân và doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện một bƣớc đáng kể, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoáng sản.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

* Công tác cấp phép khai thác

- Công tác phối hợp giữa việc cấp phép đối với các mỏ khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chƣa chặt chẽ nên sau cấp phép có doanh nghiệp chƣa tiến hành hoạt động, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

- Công tác quản lý khoáng sản chƣa khai thác trên địa bàn tỉnh cơ ban đã đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ khai thác khoáng sản trái phép.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đƣa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lƣu trữ thông tin, số liệu liên quan. Tuy nhiên các mỏ đá làm VLXDTT chủ yếu là các mỏ nhỏ, công suất thực tế 10.000m3/năm, doanh thu thấp; trong khi đó, chi phí lắp đặt trạm cân lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

* Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

- Nhìn chung hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp chƣa khai thác triệt để đƣợc quặng nghèo, các thành phần có ích đi kèm trong quặng; tình trạng khai thác không theo kế hoạch, không theo thiết kế mỏ vẫn còn diễn ra, dẫn tới việc tài nguyên khoáng sản nhanh chóng cạn kiệt, tổn

thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến còn ở mức cao, chƣa kiểm soát đƣợc (quặng chì kẽm, quặng sắt, quặng vàng gốc,…).

- Công tác thẩm định, lựa chọn các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; công tác quản lý sau quyết định chủ trƣơng đầu tƣ chƣa đƣợc chú trọng, chƣa thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các dự án đầu tƣ, chế tài xử lý chậm do đó đã có một số dự án lớn triển khai chậm tiến độ, làm ảnh hƣởng đến việc thu hút các dự án đầu tƣ khác.

* Đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản chưa được chú trọng:

Thực hiện chủ trƣơng hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, tinh quặng, tăng cƣờng chế biến sâu, thời gian qua đã có một số doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ cho hoạt động chế biến, nhất là chế biến sâu đến sản phẩm chì kim loại, gang thỏi, sắt xốp,... Tuy nhiên, số lƣợng các dự án chế biến sâu khoáng sản chƣa nhiều, trình độ công nghệ chế biến chƣa cao; hệ số thu hồi thấp, chƣa có công nghệ thu hồi triệt để khoáng sản hữu ích đi kèm với khoáng sản chính; chƣa thực sự quan tâm đến lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trƣờng khi chế biến sâu khoáng sản.

* Quản lý khối lượng khoáng sản khai thác: Công tác phối hợp quản lý

về sản lƣợng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản sau cấp phép của các ngành chuyên môn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm soát sản lƣợng cụ thể, nhất là hoạt động vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, việc kê khai thuế của các doanh nghiệp. Công tác tham mƣu của các cơ quan chuyên môn về khoáng sản còn hạn chế, dẫn đến việc yêu cầu các doanh nghiệp lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt theo quy định tại Thông tƣ số 02/2013/TT-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chƣa kịp thời

* Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản

- Chậm điều chỉnh các quy hoạch liên quan đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Chƣa thực hiện đƣợc việc cắm mốc để bảo vệ khu vực cấm, khu vực chƣa khai thác để các ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp, nhân dân biết và

giám sát thực hiện.

- Chất lƣợng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản còn hạn chế, tính khả thi chƣa cao; việc rà soát điều chỉnh quy hoạch cũng nhƣ việc kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên; quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch liên quan còn những nội dung thiếu đồng bộ, chƣa hợp lý, chƣa phát huy đƣợc sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

- Công tác phối hợp trong hoạt động quản lý khai thác, chế biến khoáng sản chƣa đồng bộ, chặt chẽ nên khi phát hiện vi phạm khó xác định đƣợc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Mặt khác, chƣa có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoáng sản trong việc xác định sản lƣợng tính thuế để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai không đúng sản lƣợng theo quy định tại điểm 6, Điều 5, Thông tƣ số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thuế tài nguyên.

* Ban hành chính sách, qui định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai

thác, chế biến khoáng sản: Chƣa ban hành một số chính sách, quy định đã

đƣợc xác định trong giải pháp thực hiện Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản, nhƣ: Chính sách khuyến khích đầu tƣ thiết bị, công nghệ tiên tiến thu hồi triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản, nâng cao giá trị của khoáng sản; khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.

* Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về khai thác, chế biến khoáng sản

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về khai thác, chế biến khoáng sản chƣa sâu, nhiều trƣờng hợp vi phạm chậm đƣợc phát hiện xử lý; lực lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu, chƣa đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng, chất lƣợng; phƣơng tiện, thiết bị, kinh phí còn thiếu không đáp

ứng yêu cầu công tác thanh tra chuyên ngành.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn ít đƣợc thực hiện nhƣ: Việc thống kê, kiểm kê, kiểm soát sản lƣợng khoáng sản nên chƣa phát hiện đƣợc hết các vi phạm của doanh nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản chƣa toàn diện, đạt hiệu quả chƣa cao; chƣa phát hiện đƣợc hết các vi phạm của doanh nghiệp, nhất là kê khai sản lƣợng và vận chuyển tiêu thụ khoáng sản;

* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản:

Bộ máy quản lý nhà nƣớc về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là những đơn vị đƣợc giao chủ trì quản lý còn mỏng về số lƣợng và yếu về chất lƣợng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số mỏ chì kẽm sau khi cấp phép khai thác do địa chất phức tạp và năng lực nên khai thác không đạt sản lƣợng theo công suất thiết kế.

- Sự phối hợp chƣa đồng bộ, chặt chẽ trong việc giải tỏa khai thác khoáng sản trái phép.

- Công tác định hƣớng, quy hoạch nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động chƣa đƣợc doanh nghiệp chú trọng, dẫn đến các nhà máy hoạt động không đảm bảo đƣợc nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.

- Việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực chƣa thăm dò về cơ bản là không khả thi. Lý do, là cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá cũng không hiểu đƣợc “tài sản” mình đem đi bán đấu giá là gì. Trong khi, thông thƣờng, để tổ chức bán đấu giá tài sản, ngƣời sở hữu tài sản đấu giá phải hiểu đƣợc phần nào về giá trị của tài sản đó. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2012/NĐ-CP, giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thấp hơn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, quy định này không thực tiễn. Bởi, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đƣợc xác định trên cơ sở mỏ đã có dự án đầu tƣ

- Do ý thức chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản hạn chế; mặt khác do đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về KT,CB khoáng sản còn mỏng về số lƣợng và yếu về chất lƣợng; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành hiệu quả chƣa cao.

- Tỉnh Bắc Kạn thu, chi ngân sách còn mất cân đối nên kinh phí đầu tƣ cho hoạt động quản lý KT,CBkhoáng sản chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản còn mỏng nên chƣa chủ động tham mƣu; công tác chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nƣớc về khoáng sản chƣa đƣợc toàn diện, việc ban hành một số quy định về quản lý khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh chƣa kịp thời, chƣa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.

- Chính sách pháp luật về khoáng sản còn những nội dung bất cập, chƣa hợp lý: Một số quy định của pháp luật về khoáng sản chƣa có hƣớng dẫn cụ thể gây khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện tại địa phƣơng (nhƣ công tác hoàn trả tiền chi phí điều tra, thăm dò khoáng sản; công tác tính thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).

- Quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và việc giảm biên chế nên việc tăng số lƣợng cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CBkhoáng sản gặp khó khăn.

Kết luận Chƣơng 2

Ở Chƣơng 2, tác giả đã nêu tổng quát về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, về loại hình khoáng sản đƣợc khai thác, loại hình doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản.Tác giả đã làm rõ đƣợc thực trạng QLNN đối với công mhiệp khai thác, chế biến khoáng sản giai đoạn 2015-2018; đánh giá về những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế trong QLNN về khai thác, chế biến khoáng sản, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó để từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế

Việt Nam đang thay đổi mô hình tăng trƣởng từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)