Cao Bằng là một tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế nhƣng Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sảt rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Với 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô lớn với trữ lƣợng và chất lƣợng tốt, nhƣ: quặng Sắt có trữ lƣợng 50-60 triệu tấn, mangan 6-7 triệu tấn, Bauxit (nhôm) khoảng 200 triệu tấn, ngoài ra còn có vàng, thiếc… Đặc biệt quặng Mangan đáp ứng nhu cầu công nghiệp làm Pin và luyện kim. Những khoáng sản mang tầm chiến lƣợc trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng gồm: Thiếc, vonfram, vàng, chì- kẽm, uran. Trong đó, có những loại khoáng sản có tiềm năng lớn, giá trị kinh tế cao đã và đang đƣợc khai thác phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
Với tiềm năng khoáng sản sẵn có của địa phƣơng, tỉnh đã có các chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tƣ đến khai thác và chế biến khoáng
sản, hiện nay đã có 3 lò gang đƣa vào sử dụng và đang tiếp tục xây dựng các lò luyện gang mới để phục vụ cho công tác chế biến khoáng sản. Đặc biệt hạn chế tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép các loại khoáng sản nhất là sắt, mangan nguyên khai, UBND tỉnh đã có Quyết định tạm ngừng xuất khẩu quặng sắt, mangan sang Trung Quốc từ ngày 01/01/2005 để ƣu tiên sản xuất trong nƣớc, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển nền kinh tế tỉnh Cao Bằng.
Tuy nhiên, Cao Bằng là một tỉnh miền núi cơ sở hạ tầng chƣa mấy phát
triển, nhiều khoáng sản đã trải qua các thời kỳ khai thác, điều kiện đầu tƣ khai thác các mỏ còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các mỏ, điểm khoáng ở Cao Bằng phần lớn phân bố ở vùng sâu, vùng xa, gần biên giới, có điều kiện địa hình, địa chất hết sức phức tạp, có mỏ phân bố ở độ sâu lớn, nhƣ mỏ sắt Nà Rụa. Nhiều mỏ đã trải qua lịch sử khai thác lâu năm phần nông điều kiện khai thác thuận lợi, thân quặng có chất lƣợng tốt đã đƣợc khai thác hết. Có mỏ các thân quặng, các vỉa quặng phát triển không ổn định, đứt gẫy làm biến đổi, xê dịch tạo nên những vùng quặng phân bố nhỏ lẻ, không tập trung, nhiều loại khoáng sản chƣa đƣợc điều tra nghiên cứu kỹ... Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản Cao Bằng giàu tiềm năng, nhiều cơ hội đầu tƣ và phát triển, nhƣng cũng không ít thách thức, khó khăn.
Công tác chế biến khoáng sản vẫn phát triển "ì ạch", nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng, công nhân thiếu việc làm và nguồn thu từ chế biến khoáng sản cũng không nhiều. Để khai thác tiềm năng thế mạnh và tránh tình trạng chảy máu khoáng sản ra nƣớc ngoài, tỉnh Cao Bằng đã kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tƣ khai thác và chế biến sâu khoáng sản, đến nay tỉnh đã có 06 dự án chế biến quặng sắt và 11 dự án chế biến quặng mangan đƣợc tỉnh chấp thuận chủ trƣơng cho phép đầu tƣ xây dựng. Trong đó, có 03 dự án chế biến quặng sắt và 08 dự án chế biến sâu quặng mangan đã hoàn thành đầu tƣ
xây dựng, có thể đi vào hoạt động sản xuất. Tuy vậy, đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện chủ trƣơng phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, tỉnh Cao Bằng vẫn chƣa có đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, đa số các nhà máy chế biến khoáng sản hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả.
Để tháo gỡ khó khăn trên cho các nhà máy, trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp để việc khai thác, chế biến khoáng sản đƣợc hiệu quả hơn: Trước hết, Cao Bằng không cấp mới các dự án chế biến sâu quặng sắt và quặng mangan. Khuyến khích việc hợp nhất các cơ sở chế biến có cùng loại sản phẩm nhằm giảm số lƣợng cơ sở chế biến, tăng năng lực tài chính, tiến tới đổi mới công nghệ sản xuất. Cùng với đó, tỉnh cho phép các doanh nghiệp đầu tƣ tài chính thực hiện công tác điều tra, đánh giá khoáng sản; tiến tới thăm dò, khai thác khoáng sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến sâu khoáng sản.