Thực trạng công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 49)

2.1. Thực trạng công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

2.1.1. Khái quát và điều kiện tư nhiên, các yếu tố kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là tỉnh miền núi ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, có tọa độ địa lý 21048’ đến 22044’ độ vĩ Bắc, 105026’ đến 106015’ độ kinh Đông. Phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên và phía Bắc giáp Cao Bằng. Do vậy Bắc Kạn có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp KT,CB khoáng sản; bởi lẽ tỉnh có nguồn khoáng sản kim loại (sắt, chì kẽm, vàng, đá vôi trắng, đá vôi làm vật liệu xây dựng khá phong phú với chất lƣợng tốt lại nằm gần vùng kinh tế trọng điểm ở phía bắc.

Để phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng, Bắc Kạn đang xuất hiện những lợi thế mới, một số dự án trọng điểm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh đã đƣợc Chính phủ quy hoạch và đang triển khai xây dựng, nhƣ: Dự án điện phân chì kẽm, dự án luyện chì kim loại,... và thành phố Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200 km dọc theo Quốc lộ 3. Đây là tuyến giao thông quan trọng để giao lƣu KT-XH của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng;

Khoáng sản: Trên cơ sở tài liệu điều tra địa chất và lập bản đồ tỷ lệ

1/50.000, Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản đƣợc chia thành 5 nhóm, cho thấy Bắc Kạn là tỉnh có tiềm

năng về khoáng sản với chủng loại tƣơng đối phong phú, trong đó có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao nhƣ: Chì kẽm, sắt, sắt mangan, vàng, antimon, đồng, đá vôi trắng, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, cụ thể:

Quặng sắt: đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng phân bố ở 3 vùng chính là

Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm. Trong đó có 5 mỏ đã tính trữ lƣợng đƣợc 15,1 triệu tấn quặng và tài nguyên dự báo của cả 17 mỏ là 10,3 triệu tấn quặng.

Quặng sắt-mangan: có 7 điểm phân bố ở vùng Chợ Điền-Chợ Đồn,

hàm lƣợng Fe và Mn biến đổi rất lớn Mn: 5,72-22,41%, Fe: 24,20-40,88, Pb: 0,02-1,17%, Zn: 0,10-2,62%. Từ các kết quả cho thấy quặng sắt-mangan có hàm lƣợng SiO2 rất cao (4,33-30,93%) và hiện nay đã có công nghệ chế biến tận thu đƣợc quặng sắt - mangan để luyện gang và thu hồi xỉ giàu mangan.

Chì kẽm: Đƣợc coi là tỉnh có trữ lƣợng lớn nhất cả nƣớc, kết quả điều

tra đã ghi nhận 77 mỏ và điểm quặng, gồm 22 mỏ và 55 điểm quặng với tổng trữ lƣợng (theo quy định cũ): cấp B + C1 + C2 là 1,95 triệu tấn kim loại (Pb+Zn), tài nguyên dự báo là 2,94 triệu tấn (Pb+Zn). Trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ sẽ thuận lợi cho ngành công nghiệp khai khoáng và điện phân thành sản phẩm kim loại có giá trị kinh tế cao.

Vàng: có 19 mỏ và điểm quặng, trong đó có 7 mỏ vàng gốc. Kết quả đo

vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50000 và tìm kiếm sơ bộ cho thấy tiềm năng khá lớn, đặc biệt là các mỏ: Pác Lạng, Khau Âu; tài nguyên dự báo là 50.261 kg. Ngoài ra qua điều tra khảo sát địa chất, còn có một số loại khoáng sản khác nhƣ: Thạch anh, antimon, đồng, titan; các khoáng chất nhƣ: Pyrit, barit graphit... nhƣng trữ lƣợng không đáng kể.

Vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 6 điểm đá hoa trắng, tài

nguyên dự báo là khoảng 462 triệu m3; đá vôi xây dựng là khoáng sản rất sẵn trong tỉnh với 64 điểm khoáng sản đã phát hiện. Ngoài ra còn có sét gạch ngói, cát, cuội sỏi xây dựng tƣơng đối sẵn trên địa bàn tỉnh.

2.1.1.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế bền vững gắn với nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh; tập trung ƣu tiên phát triển công nghiệp KT,CB khoáng sản, nhất là chế biến sâu khoáng sản để nâng cao giá trị gia tăng;

Nhu cầu về kim loại và VLXD: Theo quy hoạch, đến năm 2020 dự kiến

sản lƣợng kim loại và đá vôi xây dựng phục vụ cho phát triển KT-XH là khá lớn, do vậy ngành công nghiệp KT,CB khoáng sản trong tỉnh cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.

Về định hướng phát triển: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà

nƣớc về KT,CB khoáng sản nhằm đảm bảo sản lƣợng khoáng sản khai thác, chế biến, tiêu thụ trên địa bàn; tập trung khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lƣợng lớn nhƣ quặng chì kẽm, sắt trên cơ sở gắn chế biến sâu khoáng sản sau khai thác đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở luyện kim của tỉnh; hạn chế xuất khẩu quặng thô. Tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ thiết bị tiên tiến để tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

Về mục tiêu phát triển: Phát triển ngành công nghiệp KT,CB khoáng sản

đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 423,5 tỷ đồng, tỷ trọng đạt 30,3%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 8,22%

2.1.2. Thực trạng công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

2.1.2.1. Về loại hình khoáng sản được khai thác

Trong quá trình điều tra đánh giá và thu thập tài liệu địa chất khoáng sản đã thực hiện từ trƣớc đến nay cho thấy tỉnh Bắc Kạn khá phong phú về khoáng sản, nhƣ: chì kẽm, sắt, vàng, antimon, đá vôi trắng, đá ốp lát, vật liệu xây dựng... trong đó có triển vọng về quy mô và trữ lƣợng là chì kẽm, sắt, vàng và đá vôi làm vật liệu xây dựng.

Kết quả công tác điều tra địa chất đã phát hiện tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản đƣợc chia

thành 5 nhóm: nhiên liệu khoáng, khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng, nƣớc khoáng

2.1.2.2. Về loại hình doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản

Từ khi Luật khoáng sản ban hành đã có hầu hết các thành phần kinh tế tham gia hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Bắc Kạn. Đến tháng 12 năm 2018 có: 01 doanh nghiệp nhà nƣớc, 07 doanh nghiệp tƣ nhân, 13 công ty TNHH, 11 công ty cổ phần, 03 hợp tác xã tham gia KT,CB khoáng sản. Theo thống kê, số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tăng từ 28 doanh nghiệp (năm 2015) lên đến hơn 35 doanh nghiệp (năm 2018). (Nguồn: Niên giám thống kê, 2018

Về quy mô các mỏ khoáng sản đƣợc khai thác. Mặc dù phong phú về chủng loại và nhiều về số lƣợng nhƣng phần lớn các mỏ, điểm mỏ khoáng sản đã đƣợc phát hiện chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ. Mặt khác, do hạn chế về vốn đầu tƣ, công nghệ khai thác nên các mỏ đang khai thác chủ yếu có quy mô nhỏ hoặc một số mỏ lớn đƣợc chia thành nhiều khu vực để khai thác với quy

Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn Fe, 17 FeMn, 7 Cu, 4 Al, 3 Antimon, 6 PbZn, 77 Au, 19 Các loại khác, 140 Fe FeMn Cu Al Antimon PbZn Au Các loại khác

Biểu đồ 2.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

mô nhỏ hơn. Các mỏ khai thác có công suất lớn tập trung vào một số loại khoáng sản nhƣ: chì kẽm, sắt.

Xét về giá trị tuyệt đối thì các mỏ khoáng sản ở quy mô công nghiệp có số lƣợng ít so với các mỏ khoáng sản khác, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng (đá, cát xây dựng) và chiếm trên 38% tổng số các mỏ khoáng sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các mỏ khoáng sản kim loại chiếm ƣu thế về giá trị tổng sản lƣợng toàn ngành công nghiệp khai thác mỏ, giải quyết đƣợc số lƣợng lớn lao động.

Trong những năm gần đây, sản lƣợng khai thác một số loại khoáng sản có mức tăng trƣởng nhƣ quặng sắt, chì kẽm và đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thƣờng. Sản phẩm của ngành khai khoáng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua.

2.1.2.3. Về hoạt động khai thác khoáng sản

Tính đến tháng 12 năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 50 mỏ khoáng sản còn hiệu lực, trong đó: 11 mỏ thăm dò (gồm 04 mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cấp và 07 mỏ do UBND tỉnh cấp); 39 mỏ khai thác (quặng chì kẽm 10 mỏ; quặng sắt 03 mỏ; vàng gốc 02 mỏ; đá vôi làm VLXDTT 19 mỏ; cát sỏi 03 mỏ; sét gạch ngói 01 mỏ; đá vôi trắng 01mỏ).

Khai thác khoáng sản VLXDTT chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, các mỏ đá vôi chỉ hoạt động đạt khoảng 45-50% công suất thiết kế do nhu cầu thị trƣờng thấp. Các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại trong những năm gần đây có chiều hƣớng giảm do nhu cầu tiêu thụ thấp. Đặc biệt là quặng sắt, năm 2016 có 02 mỏ phải dừng hoạt động do không tiêu thụ đƣợc tinh quặng. Đối với quặng chì kẽm, trong số 10 mỏ đƣợc cấp phép chỉ có mỏ: Chợ Điền, Nà Bốp-Pù Sáp, Lũng Váng, Pù Quéng là hoạt động ổn định, các mỏ còn lại hoạt động cầm chừng, không ổn định.

Bảng 2.1: Số lƣợng mỏ và công suất khai thác

TT Loại khoáng sản Đơn vị

Trƣớc 01/01/2015 Thời điểm 30/12/2018 Số mỏ Công suất khai

thác/Sản lƣợng Số mỏ

Công suất khai thác/ Sản lƣợng 1 Quặng chì, kẽm tấn/năm 13 233.400/148.985 10 179.340/181.982 2 Quặng sắt tấn/năm 03 252.500/46.498 03 172.500/74.000 3 Quặng vàng gốc tấn/năm 02 5.000/2.400 02 5.000/3.000 4 Đá vôi VLXD m3/năm 17 416.100/273.111 19 424.600/283.802 5 Cát, sỏi, sét m3/năm 06 161.700/80.274 04 111.500/94.116 6 Đá vôi trắng m3/năm 01 84.568/2.740 01 84.568/0 7 Quặng đồng tấn/năm 01 20.000/1.000 - - 43 39 (Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018)

Giá trị sản xuất ngành khai khoáng tỉnh Bắc Kạn (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2014-2018 cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành khai khoáng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018

ĐVT: triệu đồng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 217.949 285.342 243.032 296.583 299.762

Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018) 2.1.2.4. Về hoạt động chế biến khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh có 07 dự án chế biến khoáng sản, gồm 04 dự án chế biến sâu chì kẽm, 02 dự án chế biến quặng sắt, 01 dự án chế biến đá vôi trắng, cụ thể nhƣ sau:

- Dự án nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn, công suất 30.000 tấn kẽm chì/năm của Công ty TNHH Ngọc Linh đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ từ năm 2007, nhƣng tiến độ thực hiện dự án rất chậm (đã điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ 07 lần), đến nay dự án mới hoàn thành công tác xây dựng, đƣa dây chuyền thiêu kết quặng, dây chuyền xử lý thu hồi axit sunfuarric đi vào hoạt động, còn các hạng mục khác tiếp tục hoàn thiện.

- Nhà máy luyện chì, công suất 5.000 tấn chì kim loại/năm của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn đƣợc đầu tƣ cải tạo năm 2015. Từ năm 2015 đến 2018 sản xuất đƣợc 7.000 tấn chì kim loại.

- Nhà máy tuyển luyện chì công suất 5.000 tấn/năm của Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico đƣợc xây dựng năm 2011 đến tháng 6/2012 hoàn thành và đƣa vào sản xuất; năm 2012-2013 sản xuất đƣợc 3.810 tấn chì

.0 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 250000.0 300000.0

Y2014 Y2015 Y2016 Y2017 Y2018

217949.0

285342.0

243032.0

kim loại, từ năm 2014 đến nay Nhà máy dừng hoạt động sản xuất do năng lục tài chính của công ty hạn chế, thiếu nguyên liệu và thiết bị, công nghệ không phù hợp phải sửa chữa, cải tạo lại.

- Xƣởng tận thu, chế biến kim loại công suất 1.500 tấn chì/năm của DNTN Cao Bắc đƣợc xây dựng từ năm 2009 đến năm 2012 đi vào sản xuất; năm 2012-2018 sản xuất đƣợc 1.871,4 tấn chì kim loại.

- Nhà máy luyện gang Bắc Kạn công suất 40.000 tấn gang và 60.000 tấn xỉ giàu mangan/năm của Công ty Cổ phần Khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn đƣợc tái cơ cấu từ tháng 01/2015. Từ năm 2016 – 2018, sản xuất bình quân đƣợc 15.000 tấn gang thỏi, 14.645 tấn xỉ giầu mangan, 1.500 tấn bột kẽm và 100 tấn chì thỏi, hiện nay Nhà máy dừng hoạt động sản xuất do Nhà máy phải cải tạo một số thiết bị để phù hợp với sử dụng nguyên liệu quặng sắt - mangan nghèo có thành phần silic cao của tỉnh và đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng.

- Nhà máy sắt xốp Bắc Kạn, công suất 100.000 tấn sắt xốp/năm của Công ty Cổ phần Vật tƣ và Thiết bị toàn bộ đƣợc xây dựng từ năm 2010; từ quý III/2013 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất với 1/3 môđun; đến năm 2015 Nhà máy sản xuất đƣợc tổng số 28.661,5 tấn sản phẩm sắt xốp. Từ năm 2016 đến nay Nhà máy dừng sản xuất do chi phí sản xuất cao hơn giá thành sản phẩm.

- Nhà máy chế biến Canxi cacbonat công suất 54.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty cổ phần Phiabjoóc đƣợc xây dựng từ năm 2009, đến tháng 6/2013 nhà máy đi vào hoạt động (nguyên liệu cho nhà máy là mỏ đá vôi trắng Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể); từ 2015 đến nay Nhà máy dừng hoạt động sản xuất do: Khó khăn trong công tác vận chuyển nguyên liệu từ mỏ Nà Hai đến Nhà máy; Công ty có sự thay đổi Hội đồng thành viên góp vốn và đang thực hiện cơ cấu lại tổ chức nhân sự.

Nhìn chung: Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh đã có những chuyển biến nhất định, công tác quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản từng bƣớc đƣợc nâng cao, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đƣợc hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý. Công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đƣợc lập chi tiết, sát với thực tế; c

phép hoạt động khoáng sản đƣợc thực hiện đúng trình tự theo quy định của pháp luật, gắn khai thác với chế biến. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng nhằm đƣa hoạt động khoáng sản đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Các doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động khoáng sản cơ bản đã chấp hành các quy định của Luật khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan; nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của nhân dân nơi có khoáng sản đƣợc khai thác thông qua việc tuyển dụng lao động tại địa phƣơng, năm 2018, các đơn vị khai thác khoáng sản đã sử dụng 1.700 lao động, trong đó chủ yếu là lao động tại địa phƣơng nơi có mỏ đƣợc khai thác; một số đã đóng góp, hỗ trợ địa phƣơng nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng; các mỏ hoạt động khai thác thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng với tổng số tiền trên 18,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, một số đơn vị hoạt động chƣa đạt hiệu quả, việc chấp hành các qui định pháp luật còn hạn chế, còn nợ ngân sách nhà nƣớc. Đối với chế biến sâu khoáng sản của tỉnh, có 6/7 nhà máy đã xây dựng xong và đi vào hoạt động, nhƣng các nhà máy nêu trên đều hoạt động cầm chừng, không ổn định, vì vậy không đạt đƣợc mục tiêu chế biến sâu, gia tăng giá trị khoáng sản.

2.1.2.5. Một số kết quả đạt được trong công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kan

Nhờ thực hiện khá tốt các nội dung quản lý nhƣ nêu trên, quản lý nhà nƣớc về công nghiệp KT,CB khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)