Việt Nam đang thay đổi mô hình tăng trƣởng từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: "Mô hình tăng trƣởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững (hƣớng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển văn hóa thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập trên nhiều phƣơng diện, coi hội nhập nhƣ là một động lực quan trọng cho sự phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đang tạo ra những ràng buộc cho Việt Nam và làm cho Việt Nam ngày càng phải hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế đƣợc thừa nhận rộng rãi. Điều đó cũng góp phần thúc đẩy Việt Nam phải có một chiến lƣợc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hợp lý để đảm bảo nguồn lực phát triển lâu dài. Do vậy, các chính sách pháp luật về tài nguyên khoáng
sản cũng nhƣ QLNN cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nƣớc nhằm đảm bảo và thúc đẩy việc sử dụng tối ƣu, hiệu quả và đồng thời bảo vệ đƣợc các nguồn tài nguyên.