Để thực hiện đƣợc cơ chế tự chủ tài chính trong các CQHCNN cấp tỉnh thì phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao
Nếu chỉ giao kinh phí mà không quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thì không có cơ sở để buộc các cơ quan phải tự chịu trách nhiệm. Kết quả là cơ quan có thể sử dụng tiết kiệm kinh phí đƣợc giao, tiết kiệm biên chế nhƣng bằng cách giảm bớt khối lƣợng công việc mà mình đáng lẽ phải làm. Để khắc phục điều này, cần xây dựng rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng cơ quan, tiến tới xây dựng các bản giao việc cụ thể cho từng cán bộ, công chức. Cái gì giao cụ thể thì mới có thể quản lý và quy trách nhiệm đƣợc.
Ngƣợc lại, nếu chỉ giao kinh phí và quy định trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nƣớc, nhƣng lãnh đạo các cơ quan đó không có đƣợc sự chủ động, linh hoạt tƣơng ứng để sử dụng có hiệu quả nhất kinh phí đƣợc giao và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì lãnh đạo các cơ quan sẽ không có thực quyền. Để khắc phục điều này, lãnh đạo các đơn vị thực hiện tự chủ cần đƣợc thực sự tự chủ về cả mặt tài chính và nhân sự. Trong sử dụng, các cơ quan phải đƣợc quyền chủ động sử dụng hết hay không hết số biên chế đƣợc giao mà không ảnh hƣởng đến kinh phí quản lý hành chính đƣợc nhận. Đối với cơ quan Nội vụ, để đảm bảo giao biên chế tự chủ cho các đơn vị phù hợp với tính chất, khối lƣợng và
chất lƣợng công việc của từng cơ quan, cần tiến hành điều tra, đánh giá việc thực hiện kết quả công việc của từng cơ quan, đối chiếu so sánh với chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc giao để xác định mức biên chế hợp lý giao cho các đơn vị.
Cuối cùng, nếu chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm đối với các cơ quan, nhƣng không giao đủ kinh phí đi kèm thì các cơ quan sẽ không có phƣơng tiện thực tế để thực hiện quyền tự chủ của mình. Kết quả, việc giao tự chủ sẽ chỉ còn là hình thức, và khi các cơ quan thực hiện xong tự chủ mà không thấy có chuyển biến gì thực chất trong việc quản lý đơn vị mình thì họ sẽ không còn ủng hộ cải cách nữa. Điều này rất nguy hiểm, vì cải cách đã đề xƣớng mà không thực hiện đƣợc đến nơi đến chốn, “đánh trống bỏ dùi” thì sẽ rất khó phát động lại cải cách đó một lần thứ hai. Để khắc phục điều này, cần lƣu ý khi xác định mức kinh phí giao tự chủ, không nên giao quá thấp đến mức các cơ quan chỉ đủ chi trả lƣơng hoặc một phần tối thiểu kinh phí hoạt động của mình, còn không có hoặc có không đáng kể khả năng tiết kiệm. Trƣớc mắt, khả năng tiết kiệm để tăng thu nhập là một động lực lớn đối với các cơ quan đƣợc giao tự chủ. Nếu động lực này mất đi thì cải cách sẽ thất bại.
Nhƣ vậy, cốt lõi của việc thực hiện thành công tự chủ đơn vị các cơ quan nhà nƣớc là phải đảm bảo mối quan hệ ba chiều nhƣ đã mô tả tóm tắt trong mô hình sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ ba chiều thực hiện tự chủ
Tự chủ
Quyền hạn
Tài chính (Ngân sách)
- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao
Xƣơng sống của việc thực hiện tự chủ là phải xác định đƣợc biên chế hợp lý làm cơ sở định biên giao cho các đơn vị (chức năng của cơ quan nội vụ), từ đó xác định mức giao kinh phí hợp lý trên một biên chế hợp lý đáp ứng đƣợc (chức năng của cơ quan Tài chính). Trên cơ sở kinh phí và biên chế đƣợc giao, các cơ quan tiến hành xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ (chức năng của cơ quan đƣợc giao tự chủ). Vì thế, nếu thiếu sự phối hợp giữa ba cơ quan này thì một khâu công việc sẽ bị gián đoạn hoặc thực hiện với chất lƣợng không cao, dẫn đến thực hiện tự chủ mang tính hình thức.v.v.
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ công chức
Việc công khai minh bạch trong việc xác định biên chế và kinh phí giao tự chủ giữa ba cơ quan nói trên để đảm bảo tính hợp lý thống nhất giữa ba chủ thể chủ yếu có liên quan đến quá trình thực hiện tự chủ. Hàng năm cần tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện tự chủ, trong đó chú trọng đến việc thu thập các ý kiến phản hồi về những bất hợp lý trong tự chủ từ các cơ quan đã đƣợc giao tự chủ. Công việc này đảm bảo tính bền vững và lâu dài cho thực hiện tự chủ, tạo cơ sở cho việc phát huy tác dụng lâu dài và có ý nghĩa cải cách sâu sắc của tự chủ.
1.2.3. Quy trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan hành chính nhà nước