Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính văn phòng sở tài chính tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 87)

Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện một cách tích cực, thƣờng xuyên từ lãnh đạo tỉnh, bản thân đơn vị đã cũng chủ động triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ và thu đƣợc những kết quả nhất định, tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính của đơn vị vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể là:

- Về chuẩn bị căn cứ cho xác định tự chủ tài chính:

động trong việc sử dụng biên chế tại đơn vị mình dù trên danh nghĩa họ có toàn quyền quyết định. Việc luân chuyển, xử lý cán bộ phải thông qua Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. Do đó, tình trạng tiếp nhận cán bộ năng lực hạn chế, không đúng chuyên môn theo yêu cầu của công việc, bộ máy không vận hành tốt do tình trạng “bằng mặt không bằng lòng” vẫn còn phổ biến.

Một số vấn đề nảy sinh trong tự chủ quản lý, sử dụng biên chế của Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh:

Một là, tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh việc phân tích, đánh giá

và định lƣợng khối lƣợng công việc của từng cá nhân trong mỗi bộ phận, phòng, ban cũng nhƣ số lƣợng thời gian cần thiết để giải quyết một công việc gặp nhiều khó khăn. Các bộ phận trong Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh đều chƣa có tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ, công chức (tiêu chuẩn về năng lực, tiêu chuẩn về thời gian trung bình cần thiết để thực hiện công việc). Vì vậy, các cơ quan cấp trên cũng không có cơ sở khách quan để xác định số biên chế cần thiết để đơn vị có thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đƣợc giao. Và hệ quả là trên thực tế sẽ có tình trạng thiếu hụt hoặc dƣ thừa biên chế tại các cơ quan này.

Hai là, tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh thƣờng xảy ra tình trạng

nhận ngƣời theo áp lực mà không thể, hoặc khó bố trí công việc thích hợp dẫn đến tình trạng thừa ngƣời làm việc, nhƣng thiếu ngƣời làm đƣợc việc.

Ba là, công tác định biên tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh cũng

gặp không ít khó khăn vì hầu nhƣ không bộ phận nào thực hiện tự chủ biên chế bằng cách cho thôi việc cán bộ, công chức (trừ các trƣờng hợp đặc biệt nhƣ: ốm, mất khả năng lao động…) trong khi đơn vị có thể tiết kiệm đƣợc kinh phí từ việc tinh giảm biên chế và sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý cho cán bộ.

Bốn là, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, nhân sự và biên chế chƣa gắn liền

với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kính phí quản lý hành chính nên không chỉ hạn chế đến hiệu quả thực hiện cơ chế mà còn làm cho đơn vị khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thực hiện cơ chế.

- Về huy động nguồn thu

Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh không có nguồn thu khác ngoài nguồn thu từ NSNN (định mức phân bổ) nên phần kinh phí tiết kiệm khá ít. Thực tế, mức khoán kinh phí đối với đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP quá thấp, chủ yếu chỉ đủ trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, nếu có dƣ thì phần còn lại cũng rất ít. Vì vậy, khoản trích lại tăng thu nhập cho CC,VC hầu nhƣ không đáng kể, điều này không kích thích đƣợc tinh thần làm việc ở CC,VC khi mà khoảng cách chênh lệch về mặt bằng lƣơng giữa nhà nƣớc với khu vực bên ngoài ngày càng lớn, do đó không thu hút đƣợc ngƣời tài, ngƣời có năng lực vào làm việc trong khu vực nhà nƣớc. Bên cạnh đó, còn có sự so bì rất lớn giữa CC,VC trong các phòng ban thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP. Bởi các cán bộ công chức trong các đơn vị thực hiện Nghị định 130/CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP là cán bộ thuộc biên chế chính thức trong bộ máy nhà nƣớc, trách nhiệm, khối lƣợng và áp lực công việc lớn hơn rất nhiều so với cán bộ hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhƣng thu nhập lại thấp hơn hẳn, đây là bài toán cần đƣợc các ngành chức năng sớm giải quyết;

- Về tự chủ sử dụng kinh phí

Với mục tiêu sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ công chức, vì vậy dẫn đến chất lƣợng hiệu quả của hoạt động hành chính bị hạn chế do cắt giảm hoặc không thực hiện đầy đủ các công đoạn, nhiệm vụ mà lẽ ra cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thực hiện.

Mặc dù, đã xây dựng hệ thống đánh giá chất lƣợng công việc, nhƣng việc chi thƣởng đến nay ở hầu hết các bộ phận nhận tự chủ chủ yếu mang tính bình quân. Tất cả các bộ phận đều có bình bầu A, B, C nhƣng đại bộ phận CC,VC đều đạt loại A; Những trƣờng hợp nghỉ dài ngày, vô trách nhiệm quá mức với công việc...mới bị xếp loại B hoặc C. Về lâu dài, hình thức thƣởng cao bằng này sẽ mất dần tác dụng động viên, khuyến khích CCVC, hoàn thành tốt công việc.

Việc sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi cho các hoạt động phúc lợi chƣa đƣợc quy định rõ nên chƣa có sự đồng nhất giữa các bộ phận trong cơ quan.

- Về quy trình thực hiện tự chủ tài chính

+ Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng đơn vị khi đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chƣa đƣợc tỉnh ban hành, chƣa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc. Theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP việc chi trả thu nhập vẫn mang tính chất bình quân, chƣa gắn chất lƣợng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong cơ quan. Ví dụ: chƣa có chính sách trả lƣơng cao cho các cán bộ trẻ có trình độ cao (trên đại học) ngoài cơ chế hỗ trợ của tỉnh. Ngoài ra, một số khoản chi quản lý hành chính, chi chuyên môn, nghiệp vụ... còn bất cập, gây khó khăn khi thực hiện, giảm tính tự chủ; việc chi trả cơ chế làm thêm ngoài giờ chƣa tƣơng xứng với thời gian làm việc của cán bộ, viên chức nhất là đội ngũ lái xe, đội ngũ lễ tân; chƣa thanh toán đƣợc cơ chế nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính...

+ Về phân cấp đầu tƣ, mua sắm tài sản và định mức các khoản chi thƣờng xuyên: mặc dù tỉnh có phân cấp mua sắm tài sản nhƣng giá trị tài sản phân cấp thấp, manh mún chƣa phát huy tính tích cực, chủ động. Ví dụ: chỉ phân cấp cho các đơn vị có quyền quyết định mua sắm những tài sản khác có giá trị dƣới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản, trƣờng hợp tài sản là máy móc thiết bị và tài sản khác có giá trị từ 100 triệu đồng đến dƣới 1 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định nên còn hạn chế tính chủ động trong việc đầu tƣ, mua sắm tài sản của các đơn vị. Định mức các khoản chi thƣờng xuyên nhƣ chi hội họp, công tác phí, tiếp khách,... rất thấp, không phản ánh đúng điều kiện thực tế hiện nay và nhu cầu sử dụng kinh phí của đơn vị. Do đó, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị tự chủ thƣờng kê khống số lƣợng để bù đắp cho phần chênh lệch thiếu.

Quá trình thực hiện tự chủ cũng đã bộc lộ một số biểu hiện không bền vững. Mặc dù còn quá sớm để xác định mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu này, nhƣng cũng cần chỉ rõ ở đây nhƣ những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện dần cơ chế tự chủ.

+ Kinh phí tiết kiệm đƣợc hầu hết chỉ dùng để tăng lƣơng, không dùng để mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ công việc và cũng không chi thêm cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Mặc dù việc tăng thu nhập có tác dụng trực tiếp là động viên CCVC làm cho họ thấy ngay tác động tích cực của việc tự chủ, nhƣng về lâu dài, việc quá chú trọng đến tăng lƣơng mà coi nhẹ các yêu cầu khác có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính văn phòng sở tài chính tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)