Tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 35 - 40)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Người làm việc cho nhà nước và chất lượng người làm việc cho nhà nước

1.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho nhà nước

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có số lượng người làm việc cho nhà nước lớn nhất; đa dạng nhất về cấp độ, loại.

Tính chất đặc biệt của nhà nước làm cho người cũng có những nét đặc trưng riêng của nguồn nhân lực này.

Một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất là nguồn nhân lực đó đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật nhà nước quy định. Họ là sản phẩm mà các cơ quan nhà nước mong muốn có; tuyển vào để làm việc cho nhà nước; để phục vụ xã hội, cộng đồng.

Họ được đưa vào các cơ quan nhà nước chỉ những người nếu thỏa mãn những tiêu chuẩn (chất lượng) do pháp luật nhà nước quy định cho từng vị trí chức danh quản lý và không quản lý.

Chất lượng người làm việc cho nhà nước là tất cả những tiêu chuẩn do nhà nước quy định cho một người phải thỏa mãn (phải có) khi được đưa vào cơ quan nhà nước.

Nhà nước là người sử dụng lao động nói chung và do đó, nhà nước là chủ thể quy định yêu cầu, đòi hỏi của mình đối với người sẽ được đưa vào làm việc cho nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật nhà nước phân cấp quản lý và đưa ra quy định cụ thể cấp nào có thể đặt ra tiêu chuẩn chất lượng đối với nguồn nhân lực làm việc trong các tổ chức. Trong bối cảnh cụ thể Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng của CB, CC và viên chức làm việc trọng cả hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan của Đảng, nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội,v.v, là sự kết hợp quy định tiêu chuẩn chất lượng quy định trong văn bản của Đảng và quy định trong hệ thống pháp luật.

Tùy theo cách phân loại người làm việc cho nhà nước theo các cấp độ, loại khác nhau để có thể có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau để đưa họ vào. Và khi các thuộc tính của những người cụ thể đó, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của các cơ quan nhà nước, khi đó người lao động làm việc cho nhà nước có chất lượng. Mỗi một vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước có những đòi hỏi khác nhau cho những ai đảm nhận các vị trí việc làm đó. Do đó sẽ có tiêu chuẩn (chất lượng) khác nhau cho vị trí khác nhau.

Cùng với quá trình phát triển cũng như sự thay đổi về nghề nghiệp; công cụ làm việc,v.v… nên yêu cầu, đòi hỏi theo từng giai đoạn sẽ khác nhau. Và do đó, có thể ở giai đoạn này, người CBCC cụ thể đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước và họ là người có chất lượng. Nhưng do yêu cầu, đòi hỏi thay đổi mang tính nâng cao, nếu người CBCC đó không chăm lo để rèn luyện, đào tạo, để các thuộc tính của họ được bồi đắp, phát triển thì thuộc tính sẽ không đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước, và cuối cùng thì họ sẽ là người không có chất lượng và về nguyên tắc, có thể bị buộc thôi việc. Theo văn bản pháp luật mới, CC cấp xã sẽ phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, thay cho tiêu chuẩn chuyên môn từ trung cấp [18]. Và như vậy, nếu trong thời gian quy định, CC cấp xã không chăm lo để đạt tiêu chuẩn (chất lượng) sẽ không thể tiếp tục làm việc tại cơ quan nhà nước.

Do cách thức phân loại CB CC, viên chức (người làm việc cho nhà nước), do đó về mặt nguyên tắc, các nhóm loại khác nhau sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau (tiêu chuẩn chất lượng). Người đảm nhận chức danh quản lý có những yêu cầu, đòi hỏi đòi hỏi khác với người làm chuyên môn; CB có yêu cầu, đòi hỏi khác với CC; CC có yêu cầu, đòi hỏi đòi hỏi khác với viên chức; CB CC, viên chức làm việc từ cấp huyện trở lên có yêu cầu, đòi hỏi khác với CBCC cấp xã [18][50][52].

Như trên đã nêu, để trở thành người làm việc cho nhà nước theo những nhóm người khác nhau như đã phân loại trên, họ phải đáp ứng, thỏa mãn những tiêu chuẩn (chất lượng) do pháp luật quy định. Nguyên tắc chung, nhóm tiêu chuẩn (chất lượng) chung cho tất cả các nhóm người đã được phân loại trên và nhóm tiêu chuẩn (chất lượng) cho từng nhóm cụ thể. Và trong nhóm CC, tùy thuộc vào từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể, có thể có những bổ sung tiêu chuẩn đặc biệt.

Sơ đồ 1.3: Nguyên tắc đánh giá chất lượng người làm việc cho nhà nước [57][58]

Chất lượng người làm việc cho nhà nước thường quy định không phân biệt rõ ràng giữa những nhóm tiêu chí thuộc về năng lực thực thi công việc nói chung với những tiêu chí và tiêu chuẩn thuộc về những yếu tố nằm bên ngoài yếu tố năng lực thực thi công việc (nhiệm vụ được giao). Đặc biệt, một số tiêu chí gắn liền với tính chính trị của người làm việc cho nhà nước như: Lý lịch gia đình; đảng viên hay đoàn viên; một số hoạt động bị cấm. [45] [54].

Về nguyên tắc tư duy, có thể xem xét tiêu chuẩn chất lượng – gọi tắt là chất lượng của người làm việc cho nhà nước như mô tả ở sơ đồ 1.4

Sơ đồ 1.4 Chất lượng của người làm việc cho nhà nước

Văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành chưa ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho nhà nước nói chung cũng như bộ tiêu chuẩn chất lượng cho từng nhóm: CB, CC hay viên chức; các chức danh quản lý,v.v.

Các tiêu chuẩn chất lượng cho từng ngạch CC; hạng nghề nghiệp và CB được ban hành trong các văn bản riêng lẻ. Do đó, đánh giá liệu CC thuộc nhóm nào cần xác định đúng sự phân loại của họ và từ đó, tìm kiếm quy định tiêu chuẩn gắn với ngạch CC hay hạng nghề nghiệp để đánh giá.

Chất lượng CC trong bối cảnh cụ thể Việt Nam vẫn xem xét dựa trên những tiêu chuẩn về CB trong chiến lược CB [5]. Sau gần 20 năm, những tiêu chí đó vẫn tiếp tục được nhắc lại trong các định hướng để chọn người vào các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.

Cùng với sự phát triển, tiêu chí và tiêu chuẩn trở thành CC Việt Nam cũng có thay đổi:

Sắc lệnh 76/SL năm 1950 đề ra một số tiêu chí để tuyển CC: Tiêu chí về năng lực (Qua kỳ thi; theo học bạ hay văn bằng; theo đề nghị của hội đồng tuyển trạch); tiêu chí về quốc tịch; tiêu chí về độ tuổi; tiêu chí về phẩm chất cá nhân; tiêu chí về quyền công dân; tiêu chí về sức khỏe; tiêu chí riêng cho nhóm ưu tiên.

Nghị định 95/1998/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), quy định một số tiêu chí để được tuyển vào CC (không phân biệt trung ương hay huyện; không phân biệt ngạch,v.v.); Tiêu chí về công dân Việt Nam; tiêu chí về nơi cư trú; tiêu chí về độ tuổi; tiêu chí về năng lực; tiêu chí về sức khỏe; tiêu chí về thân nhân; tiêu chí ưu tiên.

So với Sắc lệnh 1950, Nghị định quy định thêm tiêu chí về nơi cư trú. Và điều này cũng đồng nghĩa đây chính là một trong tiêu chuẩn sẽ gắn liền với ai cư trú tại Việt Nam (dù là công dân Việt Nam nhưng không cư trú ở Việt Nam. Công dân Việt Nam có quyền nhận hai quốc tịch: Quốc tịch Việt Nam – công dân Việt Nam; quốc tịch nước ngoài - Luật Quốc tịch).

Luật CB, CC tách hai nội dung CB và nội dung CC. Luật quy định một số tiêu chí để được trở thành CC nhà nước Việt Nam từ trung ương đến cấp huyện. Những tiêu chí hay điều kiện quy định không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển CC, đó là: Tiêu chí quốc tịch; tiêu chí độ tuổi; tiêu chí về lý lịch; tiêu chí về phẩm chất, đạo đức; tiêu chí về sức khỏe; và một số tiêu chí gắn với vị trí dự tuyển. Đồng thời quy định cụ thể những vấn đề không được trở thành CC Việt Nam: Không cư trú tại Việt Nam; mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)