Thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 111 - 124)

6. Bố cục của luận văn

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng CC các cơ quan chuyên môn thuộc

3.2.8. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ

Đối với đội ngũ CC, chính sách đãi ngộ tốt là động lực thúc đẩy sự phát triển, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ. Ngược lại, nếu chính sách đãi ngộ bất hợp lý sẽ làm triệt tiêu động lực làm việc của CC, lãng phí chất xám và thậm chí làm nảy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ. Với các chính sách hiện thời, Đảng và Nhà nước đang hết sức quan tâm và chú trọng phát triển đội ngũ CC. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CC nói chung,

CC của các phòng chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một nói riêng cần thực hiện tốt các việc sau:

- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ đối với CC cần phải dựa trên quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về CBCC và nguồn lực con người; đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trước tiên, đối với các chính sách, các quy định bảo vệ quyền lợi của CC tham gia vào bộ máy nhà nước tại các phòng chuyên môn của UBND thành phố Thủ Dầu Một thể hiện trong các quy định về tiền lương cơ bản, mức lương tối thiểu vùng, chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mà CC được hưởng. Hiện tại, với đặc điểm kinh tế thị trường còn khó khăn, mức sống và nhu cầu chi tiêu của CC trong xã hội đang ngày càng một nâng cao, do đó, UBND thành phố Thủ Dầu Một cần quan tâm sát sao hơn, để kịp thời có các biện pháp tăng lương, tăng phụ cấp cho CC tham gia vào công việc có tính chất độc hại. Ngoài ra, cần đảm bảo được tính công bằng, trả lương theo kết quả thực hiện công việc, đúng hệ số lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp trong ngành theo đúng quy định của nhà nước cho các CC.

- Xây dựng chế độ chính sách phù hợp và tương xứng với tính chất, đặc thù công việc của các phòng chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một, triển khai thực hiện khoán biên chế, kinh phí trong các cơ quan HCNN.

- Thực hiện quá trình sắp xếp bộ máy, biên chế CC HCNN, đảm bảo yêu cầu tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả. Qua đó, từng bước giảm bớt tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách và nâng dần mức lương tối thiểu của CC. Thực hiện khoán quỹ lương đối với các cơ quan HCNN để thiết kế lại bộ máy và tinh giản biên chế. Tuy nhiên, biện pháp này cần phải thực hiện đồng bộ gắn với nhiều giải pháp cơ bản khác và cùng một mục đích là xây dựng đội ngũ CC có chất lượng.

giỏi trong các lĩnh vực QLNN trên địa bàn tỉnh, trong đó có thành phố Thủ Dầu Một. Đề xuất nâng lương trước thời hạn, đề xuất phụ cấp trong công việc. Thực hiện ghi nhận kết quả làm việc tốt, đánh giá hiệu quả công việc để cuối năm được khen thưởng và nâng lương khi đủ điều kiện. Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý để động viên đối với CC có trình độ năng lực, làm việc có hiệu quả như thưởng các ngày lễ lớn từ quỹ Công đoàn, quỹ chung của đơn vị.

- Thực hiện chế độ “dưỡng liêm” đối với CC của các phòng chuyên môn tại UBND thành phố Thủ Dầu Một nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân, chống các bệnh hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và lãng phí. Đối với Ngân sách nhà nước, có cơ chế phân bổ nhiệm vụ chi rõ ràng, quan tâm đến CC nhiều hơn, đảm bảo cân đối về ngân sách nhưng luôn đáp ứng được nhu cầu của CC khi tham gia làm việc. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để bài trừ những tiêu cực còn đọng lại tại một số bộ phận nhỏ CC. Bởi khi đã có điều kiện về kinh tế và điều kiện làm việc tốt, CC sẽ hạn chế tối đa những hành vi tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt của người dân, của công để làm tài sản tư.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng CC tại các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một, tác giả luận văn xác định mục đích, quan điểm nâng cao chất lượng CC của UBND thành phố trong thời gian tới. Quan điểm nâng cao chất lượng CC của UBND thành phố phải gắn chặt với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, gắn với chính sách mở cửa hội nhập, chuyển đổi cơ chế quản lý và đẩy mạnh CNH - HĐH; phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tỉnh Bình Dương; nâng cao chất lượng CC tại các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố phải bao gồm cả nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ; phải gắn liền với việc xây dựng cơ cấu tổ chức và xác định công việc hợp lý và phải được thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác CB.

Từ mục đích và quan điểm chung, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng CC của UBND thành phố đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và CCHC nhà nước trong giai đoạn mới. Để nâng cao chất lượng CC tại các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố hiện nay, tác giả đã mạnh dạn đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Các giải pháp nếu được thực hiện hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng CC tại các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một trong thời gian tới. Thực hiện tốt hệ thống giải pháp này, chắc chắn trong những năm tới UBND thành phố Thủ Dầu Một sẽ có một đội ngũ CC có trình độ, năng lực, tác phong, thích ứng với môi trường mới và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Thủ Dầu Một tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhận định: “nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ diễn biến hoà bình của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong một bộ phận CB, đảng viên, CC, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”[33]. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ chính trị đặt ra rất nặng nề, khó khăn và không kém phần phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tích cực xây dựng được một đội ngũ CC ngang tầm, chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm đáp ứng ngày càng cao mục tiêu của cải cách hành chính, nâng cao chất lượng QLNN cũng như nâng cao chất lượng phục vụ các tầng lớp nhân dân.

Luận văn được bắt đầu tại Chương 1 tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng, phân loại người làm việc cho nhà nước; chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng người làm việc cho nhà nước. Từ đó, tác giả làm rõ tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng CC áp dụng CC chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tiêu chuẩn các ngạch CC; tiêu chuẩn CC đảm nhận các chức danh quản lý cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đặc biệt, công tác đánh giá CC phải thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng và qua khảo sát mức độ hài lòng của người dân.

Tại Chương 2, nhiệm vụ của Luận văn ngoài việc đề cập đến một số điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của thành phố Thủ Dầu Một, tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một trong giai đoạn 2015-2019. Trên cơ sở đó, tác giả đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng, giúp cho việc phân tích thực trạng chất lượng CC cơ quan

chuyên môn được chính xác hơn về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó, làm căn cứ để đề xuất, định hướng một số biện pháp nâng cao chất lượng CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một trong giai đoạn hiện nay tại Chương 3.

Tại Chương 3, trên cơ sở thực trạng đã phân tích và đối chiếu liên hệ với nhiều quan điểm, tư tưởng nghiên cứu của các nhà khoa học, quản lý có liên quan đến đề tài, tác giả mạnh dạn đưa ra 08 biện pháp để tiến hành nâng cao chất lượng CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một,

Có thể nói, chất lượng CC của UBND thành phố Thủ Dầu Một hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Song, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong các lĩnh vực trong thời gian tới thì đòi hỏi chất lượng của CC phải ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng CC, tác giả luận văn xác định mục đích, quan điểm nâng cao chất lượng CC trong thời gian tới. Hệ thống giải pháp như nâng cao chất lượng quy hoạch CC, nâng cao chất lượng tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CC, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hoàn thiện chế độ chính sách đối với CC ở UBND thành phố Thủ Dầu Một…

Các giải pháp nếu được thực hiện hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng của CC tại các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một trong thời gian tới.

Do phạm vi của luận văn quá rộng nên những biện pháp mà luận văn đề cập, ở mức độ nào đó, vẫn còn khá chung chung, chưa thực cụ thể. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy hướng dẫn và các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn để nội dung của luận văn hoàn thiện hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một trong tình hình hiện nay và thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo từ sách, báo, tạp chí, báo cáo.

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 28/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997), Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, chiến lược CB thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Quy định Số 89-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá CB lãnh đạo, quản lý các cấp.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Quy định Số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá CB thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

7. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch CC.

8. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch CC chuyên ngành hành chính.

9. Bộ Y tế (2017) Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2017 về việc Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học.

10. Bộ Nội vụ (2013), Quyết định số 1045/QĐ-BNV ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Bộ vụ về ban hành tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CB cấp phòng.

11. Bộ Nội vụ (2017), Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 về việc phê duyệt Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020”.

12. Bộ Nội vụ (bản 2016), Dự thảo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.

13.Bộ Nội vụ (2019), Thông tư 13/2013/TT-BNV ban hành ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về CB, CC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

14. Bộ Nội vụ (2016), Quyết định số 915/QĐ-BNV ngày 20/4/2016 về việc phê duyệt và công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2015.

15. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 05/2017/TT-BNV ban hành ngày 15/8/2017, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014.

16. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư Số 11/2014/TT-BNV ban hành ngày 09/10/2014, Quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch CC chuyên ngành hành chính.

17. Ngô Thành Can, Nguyễn Lệ Hằng, Ngô Văn Trân (2016), Đạo đức CC trong thực thi công vụ, NXB Tư pháp, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CC.

19. Chính phủ (2010), Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 Quy định những người là CC.

20. Chính phủ (2017), Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng CC.

21. Chính phủ (2010), Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 về quản lý biên chế CC.

22. Chính phủ (2010), Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CC.

23. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. 24. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch CC.

25. Chính phủ (2014), Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

26. Chính phủ (2000), Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

27. Chính phủ (2011), Nghị quyết ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.

28. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 về Quy chế CC.

29. Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2003), Giáo trình Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

30. Nguyễn Kim Diện (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ CC hành chính tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

31. Trần Kim Dung (2011). Quản trị Nguồn Nhân lực, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

32. Phạm Thúy Dương (2009) "Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CB tổ chức", Tạp chí Xây dựng Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 111 - 124)