6. Bố cục của luận văn
1.2. Người làm việc cho nhà nước và chất lượng người làm việc cho nhà nước
1.2.5. Chất lượng công chức làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Về nguyên tắc, để trở thành CC làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì trước hết phải hội tụ đủ tất cả các điều kiện để trở thành CC nói chung. Đồng thời phải thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của các văn bản pháp luật có liên quan đến ngạch CC tương ứng (chuyên môn). Mặt khác, pháp luật Việt Nam không tách CC cấp huyện nói chung thành một nhóm riêng biệt để có những quy đinh riêng. Và nhóm CC chuyên môn cũng có dấu hiệu đó.
Thứ nhất, phải thỏa mãn các yêu cầu, đòi hỏi đối với CB CC, viên chức nói chung và thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của Luật CB, CC và hệ thống
luật pháp có liên quan như: Luật hành chính, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí [50][53];
Thứ hai, phải thỏa mãn các yêu cầu, đòi hỏi đối với CC chuyên môn thuộc bộ ngành cụ thể (chuyên môn, chuyên ngành). Đó là những văn bản do các bộ quản lý chuyên ngành quy định (Bộ Nội vụ có thể quy định tiêu chuẩn CC làm việc cho ngành nội vụ; Bộ Tài chính có thể quy đinh tiêu chuẩn CC làm việc cho ngành tài chính ,v.v.);
Thứ ba, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có thể đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi đòi hỏi mang tính đặc thù của địa phương khi tuyển người đưa vào cơ quan nhà nước chuyên ngành của địa phương.
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi xác định tiêu chuẩn chất lượng của người làm việc mang tính chuyên ngành, chuyên môn hoặc Trung ương hay địa phương, do tính chất quản lý nhà nước ngành và lãnh thổ kết hợp, các tiêu chuẩn đó cho ngành hay lãnh thổ không được thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng chung cho CB, CC, viên chức. Quản lý nhà nước theo ngành, lãnh thổ có thể đưa ra yêu cầu, đòi hỏi cao hơn do tính chất đặc thù của ngành, lãnh thổ. Địa phương có thể chỉ tuyển những người có trình độ đại học trở lên, mặc dù tiêu chuẩn chung của nhà nước có thể chỉ từ cao đẳng; tiêu chuẩn chất lượng có thể quy định ở một số ngành gần, nhưng do thị trường lao động địa phương (lãnh thổ), chính quyền địa phương có thể quy định cụ thể các loại ngành hoặc chỉ duy nhất một ngành.
Pháp luật nhà nước không quy định một cách chi tiết, cụ thể vể tiêu chuẩn chất lượng cho CC bất cứ cấp chính quyền địa phương nào từ huyện trở lên.
Dựa vào lý luận chung về tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho tổ chức; tiêu chuẩn chất lượng CB CC và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CC các cơ quan chuyên môn do pháp luật quy định, có thể xác định tiêu chuẩn chất lượng – gọi chung là chất lượng nhóm CC này. Tiêu chuẩn
chất lượng CC làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện là tổng thể tất cả yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống văn bản pháp luật nhà nước (trung ương, địa phương) đối với CC chuyên môn (nếu có). Và để trở thành CC chuyên môn cấp huyện, họ phải đáp ứng tất cả yêu cầu, đòi hỏi đó.”.
Từ cách tiếp cận đó, cần cần chú ý:
- Tổng thể các yêu cầu, đòi hỏi phải do Pháp luật nhà nước quy định; - Yêu cầu, đòi hỏi có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển;
- Yêu cầu, đòi hỏi đó khác nhau cho từng nhóm, loại CC chuyên môn (tài chính, kế hoạch, ngoại vụ; nội vụ, lao động thương binh- xã hội; văn hóa; y tế,v.v.);
- CC đảm nhận các vị trí chuyên môn bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ, chính xác các yêu cầu, đòi hỏi quy định của pháp luật. và khi đó CC có chất lượng. Tuyệt đối không có tư duy nợ yêu cầu, đòi hỏi như tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm đã và đang diễn ra.
- Yêu cầu, đòi hỏi cho các vị trí cần phải được công khai theo từng giai đoạn để CC nhận biết, qua đó tự củng cố, bồi dưỡng trình độ, năng lực của bản thân;
- Khác.
Tiêu chuẩn (chất lượng) công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo văn bản pháp luật
Như trên đã nêu, không có quy định riêng cho nhóm CC cấp huyện cũng như CC chuyên môn thuộc cấp huyện, nên các bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với CC cấp huyện nói chung và CC chuyên môn làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện được xem xét, đánh giá chung như CC làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước khác. Bao gồm 5 nhóm:
- Nhân viên; - Cán sự;
- Chuyên viên;
- Chuyên viên chính;
- Chuyên viên cao cấp [15][16].
Tùy theo từng loại huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh hay thị xã, có thể không có cả 5 loại trên.
Tiêu chuẩn (chất lượng) của các nhóm CC trên bao gồm hai nhóm yếu tố:
- Nhóm quy định chung cho tất cả các CC thuộc các ngạch nêu trên; - Nhóm tiêu chuẩn quy định tiêu chuẩn (chất lượng) cho từng ngạch CC cụ thể
Nhóm tiêu chuẩn chất lượng chung cho các ngạch:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của CC theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
c) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
d) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
đ) Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Nhóm tiêu chuẩn chất lượng cho từng ngạch.
Cả 5 ngạch CC nêu trên đều có tiêu chuẩn chất lượng riêng cho từng ngạch. có thể xem xét một bộ tiêu chuẩn chất lượng cho ngach chuyên viên đang phổ biến tại cấp huyện.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
- Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và
cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý;
- Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ
thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
- Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản
lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
- Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực
được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước;
- CC dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự
hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp
với ngành, lĩnh vực công tác;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực
ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. [16]
Tiêu chuẩn (chất lượng) công chức đảm nhận các chức danh quản lý cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chức danh quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện – chức danh trưởng, phó phòng, được xác định tuy theo quy mô của phòng để có thể có 1 trưởng phòng và 1-2 phó trưởng phòng.
Tiêu chuẩn chất lượng để bổ nhiệm chức danh quản lý nêu trên, về nguyên tắc chung, phải đáp ứng tiêu chuẩn CB được quy định trong Chiến lược CB [1]. Đồng thời nhóm chức danh quản lý không diện Ban chấp hành, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn (chất lượng) theo quy định của Quy định 89[5][6].
Tiêu chuẩn chất lượng theo Quy định 89 không cụ thể cho các chức danh quản lý cơ quan chuyên môn cấp huyện (cấp phòng).
Khung tiêu chuẩn chức danh quy định 5 nhóm tiêu chí để xác định tiêu chuẩn CB quản lý:
Về chính trị tư tưởng: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia,
dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao
động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân của của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong
sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
Về trình độ: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp
Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm
việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực
tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được CB, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm
vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. [5]
Văn bản pháp luật nhà nước hiện chưa ban hành tiêu chuẩn chất lượng của các cấp quản lý. Các địa phương căn cứ vào việc phân cấp quản lý, xác định tiêu chuẩn chất lượng đối với chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng của địa phương. Một số địa phương đã ban hành khung tiêu chuẩn cụ thể cho trưởng phòng; phó trưởng phòng sở và cấp huyện. Khung tiêu (chuẩn chất lượng) bao gồm các nhóm tiêu chí sau:
Về trình độ
- Có trình độ đại học trở lên có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm
được bổ nhiệm.
- Đối với nhân sự sinh từ ngày 01/01/1976 trở về sau khi bổ nhiệm lần
đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước phải đạt trình độ đại học chuyên môn hệ chính quy, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, chức danh bổ nhiệm;rường hợp có bằng đại học hệ không chính quy nhưng có trình độ sau đại học và có năng lực thực tiễn, có uy tín và có triển vọng phát triển tốt thì do cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý CB xem xét, quyết định.
- Đã được bổ nhiệm vào ngạch CC hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương chuyên viên trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý tương đương với chức danh bổ nhiệm.
- Ngoài tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, c, d của Khoản này, nếu Bộ,
ngành Trung ương có quy định về tiêu chuẩn chức danh cao hơn so với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các quy định của Bộ, ngành Trung ương.
Về năng lực và uy tín
- Có tư duy đổi mới và phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng
nguyên tắc.
- Am hiểu tình hình địa phương để tham mưu cụ thể hóa và tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.
- Có khả năng tham mưu cho lãnh đạo xây dựng các đề án, chương trình,
kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công và đề xuất các giải pháp, biện pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch đó.
- Có năng lực quản lý, điều hành; có khả năng tập hợp, phát huy sức mạnh của tập thể; được tập thể CB, CC, viên chức và nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Về kinh nghiệm công tác
- CC, viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ cấp trưởng phải có thời gian từ đủ 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên đảm nhiệm chức vụ cấp phó hoặc tương đương.
- CC, viên chức được bổ nhiệm chức vụ cấp phó phải có thời gian công tác ở lĩnh vực chuyên môn từ đủ 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên kể từ khi được