6. Bố cục của luận văn
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng CC các cơ quan chuyên môn thuộc
3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn chức danh quản lý
quản lý của CC
Một là, việc xác định tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC phải gắn với mô hình vị trí việc làm. Để việc xác định tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC thật sự có hiệu quả thì trước tiên cần xây dựng hệ thống vị trí việc làm thật sự khoa học. Cần phải xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh CC trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng CB, CC lãnh đạo, quản lý. Do đó, trước hết cần phải hoàn thiện các quy định về việc xác định tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC phù hợp với vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Đây là nguyên tắc cơ bản, chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC. Mỗi vị trí việc làm cần có những quy định về tiêu chuẩn cụ thể, trên cơ sở đó mới có thể thực hiện các
công việc tiếp theo có hiệu quả như: Bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử, tập sự lãnh đạo, quản lý...
Hai là, các tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC phải được quy định rõ ràng, cụ thể, có thể kiểm tra, đánh giá được trên thực tế nhằm bảo đảm một cách tốt nhất tính công khai, minh bạch trong việc quản lý, sử dụng CC nhất là trong khâu tuyển chọn và bổ nhiệm. Bên cạnh đó, cần xem xét lại tiêu chuẩn nghiệp vụ của CC vì tiêu chuẩn nghiệp vụ hiện tại chưa gắn với vị trí công tác mà CC đảm nhiệm, có rất nhiều trường hợp CC giữ ngạch chuyên viên chính nhưng không giữ chức vụ gì.
Ba là, các tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC cần được quy định sao cho đảm bảo tính linh hoạt và “mềm dẻo” hơn. Tính cứng nhắc của các tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC hiện nay còn kéo dài sẽ làm lãng phí một nguồn lực rất lớn từ đội ngũ CC trẻ, cản trở việc thu hút những người có tài năng, phẩm chất từ khu vự tư vào khu vực công. Do đó, cần có những quy định riêng đối với những trường hợp đặc biệt dành cho CC trẻ tài năng, nổi trội cũng như những người ngoài khu vực nhà nước muốn tham gia vào nền công vụ, phục vụ nhân dân. Nếu như vẫn giữ những quy định theo kiểu “cào bằng”, đánh đồng đối với tất cả các tiêu chuẩn và đối tượng thì đối với những CC trẻ, có năng lực thực sự vẫn sẽ vướng vấp các tiêu chuẩn về lý luận chính trị, quản lý nhà nước mang tính khắt khe, cứng nhắc... và vì thế họ sẽ không có cơ hội được tham gia vào quá trình tuyển dụng cũng như không có đủ điều kiện để được xem xét bổ nhiệm.
Bốn là, các tiêu chuẩn cần gắn liền hơn với năng lực công tác thực tiễn của CC quản lý. Xét về nội dung, tiêu chuẩn các ngạch và các chức danh lãnh đạo, quản lý đều được hình thành bởi các tiêu chuẩn từ thấp đến cao, do mức độ phức tạp và yêu cầu công việc của từng chức vụ, chức danh quy định. Kết cấu tiêu chuẩn chức danh quản lý của CC phải đảm bảo các nội dung chủ yếu
đó như: Chức trách, hiểu biết và yêu cầu về trình độ nhằm xác định nội dung chức trách, khối lượng kiến thức, kỹ năng và mức độ đào tạo cơ bản cần phải có. Trong đó, hệ thống tiêu chuẩn chức danh của CC quản lý cần tiếp tục được sửa đổi và bổ sung theo hướng chú trọng đến năng lực thực tiễn. Bên cạnh các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, rất cần thiết phải xác định các tiêu chuẩn về kỹ năng, ứng với một khung năng lực công tác cụ thể của từng vị trí lãnh đạo, quản lý, để có cơ sở xem xét, kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình công tác của đội ngũ CC này.